Chào Luật sư, hiện nay quy định liên quan đến vấn đề giao đất như thế nào? Nhà tôi hiện nay cũng thuộc diện nhà nghèo trong xóm. Vợ chồng tôi trước nay chỉ đi làm công nhân để nhận lương sống qua ngày. Hôm qua tôi ra đầu ngõ uống cà phê thì nghe đồn rằng nơi tôi ở có chính sách giao đất cho người có hoàn cảnh khó khăn. Cũng có những người khuyên tôi làm hồ sơ để được giao đất. Theo quy định của Luật đất đai hiện hành thì Đối tượng được giao đất nông nghiệp là những ai? Có những ai được giao đất có phí và không có phí? Mong được Luật sư tư vấn về nội dung này. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Theo quy định thì Đối tượng được giao đất nông nghiệp được quy định chi tiết như sau:
Hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất
Hiện nay việc giao đất được quy định ở luật đất đai 2013. Giao đất nông nghiệp hiện nay có 2 trường hợp là giao đất nông nghiệp có thu tiền và không có thu tiền sử dụng đất. Cụ thể quy định về hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất như sau:
Căn cứ Điều 55 Luật Đất đai 2013, Các đối tượng sau được giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất:
– Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức.
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
– Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp.
Hình thức cho thuê đất nông nghiệp được quy định thế nào?
Thuê đất cũng là một trong những giao dịch đất đai phổ biến hiện nay. Việc thuê đất có 02 hình thức cho thuê. Chúng ta thường thuê đất để làm bặt bằng kinh doanh, buôn bán… Cụ thể Hình thức cho thuê đất nông nghiệp sẽ có các phương thức sau đây:
Căn cứ Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 quy định việc cho thuê đất nông nghiệp theo hai phương thức trả tiền đó là:
– Thuê đất trả tiền hàng năm;
– Thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
Như vậy, đối tượng được cho thuê nhóm đất nông nghiệp là:
*Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho các đối tượng sau:
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
– Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật này;
– Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
*Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Đối tượng được giao đất nông nghiệp là những ai?
Đối tượng được giao đất nông nghiệp được quy dịnh gồm các chủ thể ở Điều 54. Liệu một cá nhân/ tổ chức cần đáp ứng những tiêu chí gì mà được bàn giao đất nông nghiệp? Vấn đề này em xin được lí giải cho đồng đội của mình:
Trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 54 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
(1) Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai;
(2) Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng
(3) Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
(4) Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
(5) Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp (gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động).
Về chủ thể được giao đất không thu tiền sử dụng đất
Đối tượng đầu tiên là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Như vậy, có 04 lĩnh vực hộ gia đình, cá nhân phải trực tiếp sản xuất là (i) nông nghiệp, (ii) lâm nghiệp, (iii) nuôi trồng thủy sản), và (iv) làm muối. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 (khoản 30 Điều 3) chỉ giải thích về “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp” mà không giải thích về ba trường hợp còn lại. Theo đó, Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
Nhóm đối tượng thứ hai, Điều 54 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Người sử dụng đất…”, nghĩa là người sử dụng đất có thể thuộc một trong 7 nhóm người sử dụng đất được quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013.
Nhóm đối tượng (3), (4), (5) được nêu cụ thể là: Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính, tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành 3 nhóm: Nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông nghiệp; nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng; e) Đất nuôi trồng thủy sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Về cơ bản, các loại đất được nêu tại Điều 54 được phân loại thuộc các nhóm đất theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, đất lâm nghiệp thuộc loại đất gì chưa được nêu rõ về phân loại trong Điều 10 Luật Đất đai.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 thì lâm nghiệp là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản. Trong đó, Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên. (Khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017); lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến. (Khoản 16 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017).
Trên cơ sở quy định tại Luật Lâm nghiệp và phân loại đất tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, sản xuất lâm nghiệp là những việc thuộc về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng. Nói cách khác, đất nông nghiệp sử dụng trong lĩnh vực lâm nghiệp là đất rừng.
Các loại đất nông nghiệp được giao cho Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tiếp tục được làm rõ qua quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp tại Điều 129 Luật Đất đai năm 2013, cụ thể:
“Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:…
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
….
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất”.
Từ các quy định trên, đất nông nghiệp được giao cho Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, gồm: đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
Từ các phân tích như trên, để thống nhất và thuận lợi trong áp dụng pháp luật, kiến nghị cần quy định các loại đất tương ứng với quy định về phân loại đất; làm rõ khái niệm hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại khoản 30 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 có bao gồm hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không vì theo quy định về phân loại đất, lâm nghiệp (rừng), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cũng thuộc loại đất nông nghiệp.
Ý nghĩa của việc quy định thời hạn sử dụng đất
Việc quy định thời hạn sử dụng đất hiện nay là rất cần thiết. Đây là khoảng thời gian mà các chủ thể được thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề của mình. Thời hạn sử dụng đất được quy định như sau:
Thứ nhất, việc quy định này nhằm khẳng định rõ ranh giới giữa Nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai) và người sử dụng đất (với tư cách là người được Nhà nước trao QSDĐ).
Nhà nước giao đất ổn định lâu dài hoặc có thời hạn chế không giao vĩnh viễn. Việc giao đất có thời hạn sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực thi tốt hơn.
Thứ hai, việc quy định rõ thời hạn khi giao đất, cho thuê đất giúp cho người dân có tâm lí ổn định, yên tâm trong quá trình sử dụng đất, tạo điều kiện cho họ có thể lập kế hoạch đầu tư đúng đắn, thâm canh tăng vụ, khai thác đất hợp lí, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Thứ ba, với thời hạn đủ dài cho việc sử dụng đất và giấy chứng nhận QSDĐ được cấp, hộ nông dân sẽ có cơ hội vay vốn trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, người sử dụng đất dù là tổ chức kinh tế ở trong nước, nhà đầu tư nước ngoài hay hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều được Nhà nước bảo hộ quyền được gia hạn sử dụng đất hoặc tiếp tục được giao đất, cho thuê đất nếu chấp hành đầy đủ trách nhiệm của người sử dụng đất, có năng lực và nhu cầu sử dụng đất đai.
Điều đó có nghĩa là Nhà nước không chỉ bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất mà còn bảo hộ quyền lợi cho họ sau khi thời hạn kết thúc để người sử dụng đất càng yên tâm sản xuất.
Với những ý nghĩa đó, các quy định về thời hạn sử dụng đất đã được dành vị trí xứng đáng tại Mục 1 Chương 10 (Chế độ sử dụng các loại đất) từ Điều 125 đến Điều 128 Luật đất đai năm 2013.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ chuyển nhượng đất nông nghiệp sang đất trồng cây Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đối tượng được giao đất nông nghiệp là những ai?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp dịch vụ tới quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý phí sang tên sổ đỏ là bao nhiêu… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp:
Loại đất được sử dụng ổn định lâu dài:
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
– Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng.
– Thời hạn giao đất, công nhận QSDĐ nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm.
Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn này.
– Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.
– Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được xem xét, quyết định dựa trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.
Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn 50 năm nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng.