Hộ chiếu là một trong những tài liệu quan trọng nhất để được cấp visa vì nếu không có hộ chiếu. thì sẽ không cấp được visa vì visa được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ cấp visa rời tuy nhiên dù rời nhưng visa. luôn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh. Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng hộ chiếu ngoại giao là gì? Đối tượng nào được cấp hộ chiếu đỏ ngoại giao? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
– Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.
– Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 20007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Hộ chiếu là gì? Những loại hộ chiếu cơ bản.
Căn cứ Khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh cho quốc tịch và nhân thân.
Hộ chiếu bao gồm: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.
*Hộ chiếu công vụ
Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau:
Cán bộ, công chức, viên chức quản lý, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dưới đây:
a) Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam: Ban Bí thư Trung ương Đảng; các Ban trực thuộc Trung ương Đảng; Văn phòng Trung ương Đảng; Các cơ quan khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập;
Tỉnh ủy, Thành ủy thuộc Trung ương; Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc tỉnh.
b) Thuộc Quốc hội: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Các Ủy ban của Quốc hội; Các Ban, Viện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Kiểm toán Nhà nước.
c) Văn phòng Chủ tịch nước.
d) Thuộc Chính phủ: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng thành lập.
đ) Tòa án nhân dân các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện).
e) Viện Kiểm sát nhân dân các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện).
g) Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
h) Trong các cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
i) Trong các cơ quan của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
k) Trong các cơ quan của tổ chức chính trị – xã hội:
– Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn ngành trung ương và Công đoàn các tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn, Liên đoàn lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động cấp huyện;
– Hội Nông dân Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
l) Người được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển sang giữ chức vụ chủ chốt tại các hội mà vẫn xác định là công chức.
m) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
n) Cán bộ, công chức, thành viên của Văn phòng Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia.
o) Công chức, viên chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.
Vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người nêu tại khoản 3 Điều này đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của chuyến đi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu công vụ theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Cơ quan cấp hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ: Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao) hoặc tại cơ quan Ngoại vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Bộ Ngoại giao.
Hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Loại hộ chiếu này còn giá trị dưới một năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá ba năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
*Hộ chiếu phổ thông
– Cấp cho mọi công dân Việt Nam.
– Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Trẻ em dưới chín tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá năm năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Hộ chiếu ngoại giao là gì?
Hộ chiếu ngoại giao là loại giấy tờ tùy thân dùng vào mục đích để xuất nhập cảnh chỉ được cấp đối với một số chủ thể nhất định theo quy định pháp luật, những người mà được cấp loại hộ chiếu ngoại giao này thông thường là những người thân của người có chức vụ cao hoặc người có chức vụ cao ở trong cơ quan nhà nước.
Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu ngoại giao khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, cụ thể:
– Thuộc đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao;
– Được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.
Nội dung thông tin cơ bản được thể hiện trên hộ chiếu ngoại giao: họ, chữ đệm và tên; ảnh chân dung; ngày tháng năm sinh của người được cấp; nơi sinh; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày tháng năm cấp hộ chiếu, cơ quan cấp; ngày tháng năm mà hộ chiếu hết hạn; số định danh cá nhân hoặc là số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Đối tượng được cấp Hộ chiếu đỏ ngoại giao.
Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho công dân Việt Nam mà do cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc cử ra nước ngoài, với mục đích phải phù hợp với tính chất từ chuyến đi.
– Vị trí/chức vụ mà thuộc Đảng cộng sản Việt Nam
+ Là Tổng Bí thư, Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ viên của Bộ Chính trị, Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
+ Là các vị nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Bí thư Trung ương Đảng
+ Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Ủy viên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng
+ Phó Bí thư, Bí thư của Tỉnh ủy, Thành ủy các thành phố trực thuộc trung ương, các tỉnh.
+ Phó Trưởng ban, Trưởng ban về các Ban trực trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng
+ Cấp phó, người đứng đầu trong các cơ quan do Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành tại Trung ương Đảng quyết định thành lập
+ Phó Bí thư, Bí thư Đảng ủy tại các khối doanh nghiệp Trung ương, cơ quan Trung ương.
+ Trợ lý, thư ký, đặc phái viên của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng
+ Trợ lý ủy viên của Bộ Chính trị.
– Vị trí chức vụ thuộc Quốc hội
+ Phó Chủ tịch, Chủ tịch của Quốc hội; Ủy viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
+ Các vị nguyên là Phó Chủ tịch, Chủ tịch Quốc hội
+ Là Phó Chủ tịch, Chủ tịch của Hội đồng Dân tộc Quốc hội
+ Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban tại Quốc hội; Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội
+ Phó Tổng kiểm toán, Tổng kiểm toán của Nhà nước
+ Phó Trưởng, Trưởng ban tại Ban từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội
+ Thư ký, Trợ lý từ Chủ tịch Quốc hội
+ Đại biểu của Quốc hội
– Đối với chức vụ, vị trí thuộc Chủ tịch nước
+ Phó Chủ tịch, Chủ tịch nước
+ Các vị nguyên là Phó Chủ tịch, Chủ tịch nước
+ Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
+ Trợ lý, Thư ký, Đặc phái viên của Chủ tịch nước
– Đối với chức vụ, vị trí thuộc Chính phủ
+ Các vị nguyên là Phó thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ; Phó thủ tướng, Thủ tướng Chính Phủ
+ Thủ trưởng, Bộ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng của cơ quan thuộc Chính Phủ; Phó Thủ trưởng, Thứ trưởng tại cơ quan ngang Bộ, Phó Thủ trưởng tại cơ quan thuộc Chính phủ
+ Trợ lý, Thư ký, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ
+ Tổng cục trưởng, Thủ trưởng cơ quan của cơ quan nhà nước tương đương với cấp Tổng cục; Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên mà đang phục vụ tại Công an nhân dân và Quân đội nhân dân, sỹ quan có cấp hàm tính từ Thiếu tướng
+ Thư ký, Phó Chủ tịch, Chủ tịch Phân ban Việt Nam tại Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ Việt Nam – nước ngoài
– Chức vụ thuộc cơ quan nhà nước tại địa phương
+ Phó chủ tịch, Chủ tịch của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh
+ Phó chủ tịch, Chủ tịch của Ủy ban nhân dân thành phố là trực thuộc Trung ương, tỉnh.
– Chức vụ thuộc các tổ chức của chính trị – xã hội tại Trung ương
+ Phó Chủ tịch, Chủ tịch của Liên đoàn Lao động Việt Nam
+ Phó Chủ tịch, Chủ tịch của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
+ Phó Chủ tịch, Chủ tịch của Hội Nông dân Việt Nam
+ Phó Chủ tịch, Chủ tịch của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
+ Chức vụ thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cụ thể là Bí thư thường trực, Bí thư thứ nhất.
– Phó Chánh án, Chánh án của Tòa án nhân dân tối cao
– Phó viện trưởng, Viện trưởng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
– Phó Chủ tịch, Chủ tịch, Tổng thư ký hoặc Ủy viên Ban thường trực tại Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
– Vợ, chồng của những người mà thuộc diện như tất cả các trường hợp đã nêu ở trên mà cùng đi theo trong hành trình công tác
Vợ, chồng, con nhỏ hơn 18 tuổi của người mà đang phục vụ ở ngành ngoại giao mà được phong hàm ngoại giao, phái đoàn thường trực của tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên trong cơ quan lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài, đang giữ chức vụ là Phó Tùy viên của quốc phòng trở lên cơ quan đại diện ngoại giao mà đi thăm những người này tại nhiệm kỳ công tác hoặc đi theo họ.
– Giao thông viên lãnh sự, giao thông viên ngoại giao
– Những người mà đang phục vụ ở ngành ngoại giao mà được phong hàm ngoại giao, phái đoàn thường trực của tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên trong cơ quan lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài, đang giữ chức vụ là Phó Tùy viên của quốc phòng trở lên cơ quan đại diện ngoại giao.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu mới năm 2022
- Dãy số mặt sau Căn cước công dân có ý nghĩa gì?
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đối tượng được cấp hộ chiếu đỏ ngoại giao″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thị thực (visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Hiện nay, đã có một số quốc gia đơn phương miễn thị thực cho công dân Việt Nam. Theo đó, người được cấp hộ chiếu ngoại giao chỉ cần xuất trình hộ chiếu còn hiệu lực và đáp ứng một số điều kiện khác về lưu trú mà không cần có Visa. Các quốc gia này có thể kể đến như:
– Anh: Từ ngày 10/9/2015, miễn thị thực cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao nhập cảnh Anh và lưu trú ngắn hạn dưới 06 tháng. Những người nhập cảnh với mục đích công tác nhiệm kỳ, lao động hoặc học tập dài hạn tại Anh vẫn phải xin thị thực phù hợp.
– Đài Loan: Từ ngay 28/5/2013, công dân Việt Nam (không phân biệt loại hộ chiếu) được miễn thị thực nhập cảnh trong thời gian 30 ngày nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Hộ chiếu (còn thời hạn trên 06 tháng) và có thị thực còn hạn hoặc có thẻ cư trú dài hạn của Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Schengen, Úc, Newzealand;
+ Giấy chứng nhận nhập cảnh miễn thị thực.
Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, hộ chiếu ngoại giao có thời hạn đến 05 năm và có thể được gia hạn 01 lần nhưng không quá 03 năm.