Vay nợ có tài sản bảo đảm là hình thức hỗ trợ tài chính phổ biến hiện tại. Vay có tài sản bảo đảm vừa giúp cho bên vay có thể xoay vốn một cách nhanh chóng vừa giúp bên cho vay đảm bảo được khoản vay của mình. Có nhiều loại tài sản có thể trở thành vật bảo đảm trong giao dịch dân sự như bất động sản, động sản, cổ phiếu….Vậy đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì? Cần các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để làm gì. Luật sư X sẽ gửi đến bạn những kiến thức về vấn đề này qua bài viết “Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là gì?
Điều 293 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.”
Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đẩy đủ các nghĩa vụ mà họ đã cam kết, thì người có quyền có thể áp dụng biện pháp bảo đảm nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết nhằm bảo đảm quyền lợi cho mình.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đều mang tính chất dự phòng và luôn tổn tại kèm theo một nghĩa vụ chính nên chỉ được áp dụng khi bên có nghĩa vụ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ chính mà họ đã tự nguyện cam kết. Tùy từng trường hợp và tùy thuộc vào việc cam kết, thỏa thuận, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có những quy chế xử lí khác nhau. Bộ luật dân sự quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sau đây: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh, phạt vi phạm. Mỗi biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có đặc trưng và bản chất pháp lí khác nhau.
Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Trong sự liên quan giữa các chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ phải lấy cái gì để đảm bảo lòng tin cho bên có quyền rằng nghĩa vụ sẽ được thực hiện? Do đó, để bên có quyền có thể đặt lòng tin vào đó có thể là một tài sản, việc thực hiên một công việc hoặc uy tín.
Đối với trường hợp, cái mà bên thông qua nó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ được gọi ngay bằng cụm từ “tài sản bảo đảm”. Tuy nhiên, quy định của luật thực định cho thấy rằng, trong một số trường hợp nhất đinh, các bên có thể thỏa thuận về môt đối tượng khác để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vì lẽ đó, có thể thấy thuật ngữ “tài sản bảo đảm” không bao hàm hết được cái gọi là “đối tượng bảo đảm”.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2020/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định:
” Bên bảo đảm bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ”.
Như vậy, đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, việc thực hiện một công việc hoặc lấy uy tín để đảm bảo.
Đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là tài sản
Với ý nghĩa là một lượng tài chính dự phòng cho việc thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp đến hạn mà nghĩa vu chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ. Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2020/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định:
“Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”
So với Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì Nghị định 21/2020/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã có khác biệt rất lớn. Ở Nghị định 21/2020/NĐ-CP liệt kê rất cụ thể những tài sản nào được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo Nghị định này, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm; Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu; Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ; Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Việc dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với tài sản gắn liền với đất, dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với quyền sử dụng đất.
Trường hợp tài sản gắn liền với đất là tài sản pháp luật không quy định phải đăng ký và cũng chưa được đăng ký theo yêu cầu mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền, nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm.
Trường hợp tài sản gắn liền với đất là cây hằng năm theo quy định của Luật Trồng trọt, công trình tạm theo quy định của Luật Xây dựng mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển.
Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đang là bất động sản hưởng quyền bất động sản liền kề được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền đối với bất động sản liền kề vẫn có hiệu lực với mọi cá nhân, pháp nhân.
Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất.
Đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là việc thực hiện công việc
Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Thuật ngữ “sẽ thực hiện nghĩa vu thay cho bên có nghĩa vụ” trong điều luật này được hiểu là bên bảo lãnh phải thực hiên một công việc nhất định vốn là nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng. Công việc mà bên bảo lãnh phải thực hiện trước bên nhận bảo lãnh có thể là việc trả tiền, giấy tờ có giá, chuyển giao vật, chuyển giao quyền (gọi chung là chuyển giao tài sản); hoặc có thể là thực hiện một công việc khác tùy thuôc vào nội dung của nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh hoặc sự thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
Trong trường hơp các bên trong quan hệ bảo lãnh không thỏa thuận và xác định bên bảo lãnh phải bảo đảm nghĩa vụ bằng cái gì thì đối tượng bảo đảm phải có tính chất cùng loại với đối tượng của nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh đó.
Cụ thể hơn, nếu đối tượng chính là tài sản thì đối tượng của bảo lãnh phải là tài sản thuộc sở hữu của người bảo lãnh. Ví dụ, C bảo lãnh cho B về khoản vay của B theo hợp đồng vay tài sản được giao kết giữa A và B thì được nhiên A có quyền yêu cầu C trả cho mình khoản tiền đó nếu đến thời han mà B không trả. Đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp này là tài sản.
Đối với trường hợp, đối tượng của nghĩa vụ chính là việc thực hiện một công việc thì đối tượng của bảo lãnh là việc thực công việc đó. Chẳng hạn, hoạ sĩ C bảo lãnh cho hoạ sĩ B về việc vẽ một bức tranh nghệ thuật theo hợp đồng được giao kết giữa A và B mà trong đó giữa A và C không xác định cụ thể về đốì tượng bảo đảm thì A chỉ có thể yêu cầu C thực hiện công việc để hoàn thành bức tranh đó khi đến thời hạn mà B không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chứ không thể yêu cầu C trả một khoản tiền cho mình được. Như vậy, trong trường hợp này thì đối tượng để bảo đảm thực hiên nghĩa vụ là việc thực hiện một công việc.
Đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là uy tín
Theo Điều 344 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 344. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội
Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.”
Để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo, Bộ luật Dân sự quy định về việc các tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở có thể bằng uy tín của tổ chức mình để bảo đảm cho thành viên của mình vay vốn tại một tổ chức tín dung để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Các tổ chức chính trị – xã hội có thể bảo đảm bằng uy tín được quy định cụ thể tại Điều 45 Nghị định 102/2017 NĐ-CP.
“Điều 45. Bên bảo đảm bằng tín chấp
Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp thì tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở là bên bảo đảm bằng tín chấp, trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác.”
Quy định trên cho thấy đối tượng để bảo đảm cho khoản vay trong trường hợp này không phải là tài sản. Các tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở chỉ có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay và bằng uy tín của mình để bảo đảm trước bên cho vay rằng vốn vay sẽ được sử dụng đúng mục đích, bên vay sẽ hoàn trả vốn cùng lãi suất đúng thời hạn. Tuy nhiên, tổ chức bảo đảm không có trách nhiệm trả thay dù bên vay không thể trả nợ khi đến hạn.
Bởi lẽ đó, có thể thấy rằng đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vu dân sự trong trường hợp tín chấp là uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm năm 2023
- Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm là bao lâu?
- Cơ quan nào đăng ký biện pháp bảo đảm đối với xe ô tô?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo mẫu đơn xin trích lục khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2020/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định:
” Bên bảo đảm bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ”.
Như vậy, đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, việc thực hiện một công việc hoặc lấy uy tín để đảm bảo.
Với ý nghĩa là một lượng tài chính dự phòng cho việc thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp đến hạn mà nghĩa vu chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ. Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2020/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định:
“Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”
Theo Điều 344 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 344. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội
Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.”
Để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo, Bộ luật Dân sự quy định về việc các tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở có thể bằng uy tín của tổ chức mình để bảo đảm cho thành viên của mình vay vốn tại một tổ chức tín dung để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Các tổ chức chính trị – xã hội có thể bảo đảm bằng uy tín được quy định cụ thể tại Điều 45 Nghị định 102/2017 NĐ-CP