Thuế là một khoản thu quan trọng của nhà nước đối với các tổ chức; cá nhân cũng như các doanh nghiệp. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì bộ máy nhà nước; đảm bảo cho các hoạt động, các chính sách xã hội của đất nước được diễn ra bình thường. Do đó, việc nhà nước thu thuế đối với những chủ thể này là hoàn toàn hợp lý; vì lợi ích chung của toàn xã hội. Đối với mỗi lĩnh vực và đối tượng; thì nhà nước ta lại có quy định về các loại thuế khác nhau; căn cứ vào đó có thể xác định được chủ thể phải nộp thuế. Đối với các doanh nghiệp cũng vậy; pháp luật nước ta có quy định cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy, đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là ai?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).
- Nghị định 218/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Khái niệm
- Thuế là khoản thu của Nhà nước đối với các tổ chức và các thành viên khác trong xã hội; để thực hiện chức năng và vai trò của mình trong việc quản lý. duy trì trật tự xã hội. Khoản thu thuế là khoản bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức phải nộp cho nhà nước.
- Thuế thu nhập là khoản thu dưới dạng tiền tệ; hoặc hiện vật của các tổ chức hoặc cá nhân nhận được từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ; từ lao động, từ quyền sở hữu; quyền sử dụng về tài sản; tiền vốn mà có; hoặc khoản thu nhập khác mà xã hội dành cho trong một thời kì nhất định thường là một năm.
- Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu; đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các tổ chức, cá nhân và pháp nhân đều là đối tượng đánh thuế thu nhập; mà thuế thu nhập điều chỉnh; hay thu trên phần thu nhập chịu thuế.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu; đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp.
Đối tượng chịu thuế thu thập doanh nghiệp
Khái quát về đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chủ thể chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Do đặc điểm là thuế trực thu, chủ thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp; hoặc tổ chức có thu nhập chịu thuế và có nghĩa vụ phải kê khai; nộp thuế theo quy định của pháp luật vào Ngân sách nhà nước.
- Chủ thể nộp thuế được thay đổi qua từng thời kỳ của luật thuế; các quy định về pháp luật thuế ra đời sau này là sự cải thiện và hoàn chỉnh hơn các quy định của pháp luật trước đó.
- Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa; dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của luật này Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008.
Quy định về đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008; đối tượng chịu thuế gồm
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài; có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Mặt khác, theo quy định tại Khoản Nghị định 218/2013/NĐ-CP; đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp; Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm;… và quy định tại các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân,…
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa; dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;
- Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
- Tổ chức khác ngoài tổ chức quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này; có hoạt động sản xuất; kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Các hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Ưu đãi thuế suất
- Thuế suất ưu đã thuế thu nhập doanh nghiệp là hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được nhà nước áp dụng cho các đối tượng được hưởng ưu đã thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp chính là công cụ để Nhà nước thể hiện vai trò điều tiết nền kinh tế – xã hội thông qua các chính sách ưu đãi của mình.
- Pháp luật ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; được quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản liên quan. Có nhiều hình thức để phân loại thuế thu nhập doanh nghiệp; như ưu đãi theo khu vực địa lý; theo ngành nghề, theo loại nhà đầu tư,…
- Ưu đãi thuế suất được quy định tại Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
Ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế
- Miễn thuế, giảm thuế là việc cơ quan quản lý thuế quyết định cho chủ thể nộp thuế được hưởng những ưu đãi miễn trừ nghĩa vụ nộp thuế; hoặc giảm tiền thuế phải nộp theo nghĩa vụ nộp thuế.
- Miễn thuế và giảm thuế tập trung áp dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Dự án đầu tư tại các vùng kinh tế khó khăn; đặc biệt khó khăn; hoặc các dự án đầu tư tại khu công nghiệp,….
- Thời gian miễn thuế, giảm thuế được hình thành liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế; trường hợp ba năm đầu doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế; thì thời gian miễn thuế, giam thuế được tính từ năm thứ tư.
Ưu đãi giảm thuế khác
- Ngoài các trường hợp nêu trên; pháp luật còn có quy định giảm thuế đối với các trường hợp miễn giảm thuế khác cho các doanh nghiệp, cụ thể
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng; vận tải có sử dụng số lượng lao động nữ chiếm số lượng theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số
- Doanh nghiệp chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển gao cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn kinh tế khó khăn,…
Các ưu đãi thuế nêu trên đều có thủ tục thực hiện ưu đãi giống nhau đó là doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế; mức thuế suất ưu đãi; thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập tính thuế từ khi kê khai và quyết toán với cơ quan thuế.
Có thể bạn quan tâm
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
- Xác định thu nhập tính thuế của doanh nghiệp theo quy định?
- Những“thủ đoạn”của doanh nghiệp gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, khu kinh tế, khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP; Thuế suất ưu đãi 20 % dược áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: Sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế quy định tại các Điểm a, b Khoản này kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%.