Nhân dịp Tết âm lịch 2022 sắp đến; nhu cầu đổi tiền mới, tiền lẻ của người dân tăng cao. Đa phần mọi người sẽ đổi tiền để phục vụ cho nhu cầu lì xì, đi chùa,… trong những ngày Tết. Chính vì cầu gia tăng như vậy; thị trường đổi tiền lẻ dần xuất hiện tình trạng đổi tiền online, đổi tiền lẻ phí cao để sinh lời. Vậy hình thức đổi tiền lẻ để kiếm lời có bị phạt không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ để kiếm lời
Dịp Tết gần đến, hiện tượng đổ xô đi đổi tiền mới, tiền lẻ gần như đã không quá xa lạ. Việc đổi tiền mới, tiền lẻ để phục vụ cho nhu cầu ngày Tết là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, việc các cá nhân, tổ chức lợi dụng việc đổi tiền để kiếm lời cho bản thân là trái với quy định của pháp luật.
Hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ để kiếm lời là hành vi của các nhân hoặc tổ chức, thông qua việc đổi tiền mới, tiền lẻ để hưởng % chênh lệch hoặc sinh lời từ dịch vụ đó. Ví dụ: đổi một sấp tờ tiền 10.000 đồng kèm theo phí đổi tiền là 80.000 đồng,….
Căn cứ Điều 12 và Điều 13 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định: “Ngân hàng Nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; tổ chức tín dụng; chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài; Kho bạc Nhà nước mới được phép thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân”.
Theo đó, chỉ có những cơ quan trên mới được phép được thu và đổi tiền. Hành vi đổi tiền để kiếm lời của cá nhân, tổ chức là vi phạm pháp luật. Cuối năm 2021 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 35/CT-TTg vào ngày 31/12/2021. Trong đó có yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng: Tăng cường kiểm tra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động mua; bán ngoại tệ; vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.
Mức phạt cho hành vi đổi tiền lẻ, tiền mới để kiếm lời
Câu hỏi đặt ra là đổi tiền mới, đổi tiền lẻ để kiếm lời có bị phạt hay không? Căn cứ điểm a, Khoản 5, Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 30. Vi phạm quy định quản lý tiền tệ và kho quỹ
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định pháp luật;
Theo đó, cá nhân cho đổi tiền mới, tiền lẻ để hưởng % chênh lệch; hoặc đổi tiền để thu phí,… là hành vi trái với quy định của pháp luật. Nếu vi phạm thì tùy vào tính chất của hành vi, cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Trên đây là mức xử phạt đối với cá nhân. Vậy nếu quy mô cho đổi tiền là một tổ chức thì sẽ bị xử lý như thế nào? Căn cứ điểm b, Khoản 3, Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định: “…mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”.
Như vậy, nếu chủ thể vi phạm là tổ chức, mức phạt vi phạm sẽ gấp đôi so với mức phạt cá nhân. Theo đó, trong trường hợp này;,tổ chức nào có hành vi cho đổi tiền với mục đích kiếm lời; mức xử phạt hành chính là từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng (do quy mô, tính chất hành vi của tổ chức lớn hơn so với cá nhân).
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ thành lập công ty; sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 2, Điều 53 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
– Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả
Căn cứ điểm d, Khoản 3, Điều 3, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
Ví dụ: Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ có quyền phạt tiền đến 50 triệu đồng với cá nhân vi phạm; thì cũng được quyền phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.