Sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê là một trong những cách phổ biến mà chủ nợ thường chọn để đòi tiền từ những con nợ chây ỳ. Tuy nhiên, dịch vụ đòi nợ thuê đã bị khai tử theo quy định của Luật đầu tư 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Vậy pháp luật quy định thế nào về đòi nợ thuê? Các chủ nợ có còn cách nào khác để đòi nợ không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về đòi nợ thuê
Theo Luật đầu tư 2014
Các ngành nghề quy định tại Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi năm 2016 bị cấm đầu tư kinh doanh gồm:
- Kinh doanh các chất ma túy
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật
- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật; động vật hoang dã theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật; động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật; thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên
- Kinh doanh mại dâm
- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
- Kinh doanh pháo nổ
Trong đó, kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuộc một trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nêu tại phụ lục 4 tại Luật Đầu tư sửa đổi năm 2016.
Theo Luật đầu tư 2020
Do sự biến tướng, lạm dụng và có dấu hiệu vi phạm trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong thời gian qua; Luật Đầu tư 2020 đã cấm ngành nghề kinh doanh này. Theo đó, các hoạt động sau sẽ không được phép kinh doanh kể từ ngày 01/01/2021, gồm:
- Đại diện chủ nợ để xác định các khoản nợ; các nội dung liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ; đôn đốc khách nợ trả nợ; thu nợ.
- Đại diện chủ nợ làm việc với tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để thu nợ.
- Đại diện khách nợ để xác định các khoản nợ, biện pháp xử lý nợ với chủ nợ.
- Tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ; biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.
Thêm vào đó, Luật Đầu tư 2020 cũng quy định rằng các hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày 01/01/2021; tức ngày Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành, chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tham khảo bài viết: Đòi nợ thuê có vi phạm pháp luật hay không?
Mức phạt khi thực hiện dịch vụ đòi nợ thuê
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, nếu kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng. Đồng thời, người vi phạm buộc phải nộp lại số lợi bất chính có được do thực hiện hành vi này.
Như phân tích ở trên, dịch vụ đòi nợ thuê là một trong những ngành nghề; dịch vụ bị cấm kinh doanh từ ngày 01/01/2021. Do đó, từ 2021 nếu ai còn kinh doanh “đòi nợ thuê” sẽ bị phạt nặng đến 80 triệu đồng với cá nhân; 160 triệu đồng với tổ chức. Bởi mức phạt với tổ chức vi phạm gấp đôi cá nhân vi phạm.
Cấm đòi nợ thuê và thực tiễn áp dụng
Sau khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực, về mặt quy định thì các doanh nghiệp đang hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê buộc phải chuyển đổi ngành nghề kinh doanh; hoặc là giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một số công ty trước đây là công ty đòi nợ thuê nay họ chuyển sang mô hình hoạt động “MUA BÁN NỢ”.
Trước đây với dịch vụ đòi nợ thuê, bên A sẽ đến ký hợp đồng thuê bên B để B đi đòi nợ giúp mình. Sau khi đòi thành công thì A sẽ thanh toán cho B một số tiền. Ví dụ ở đây là 15% giá trị khoản nợ. Sau khi dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm thì bên A sẽ không thuê B đòi nợ nữa; thay vào đó, A sẽ bán lại khoản nợ cho B với giá là 85% giá trị của khoản nợ. B sẽ thanh toán và sau đó đi đòi 100% khoản nợ và sẽ hưởng chênh lệch 15%.
Xét về mặt hình thức, thì B rõ ràng đã chấp hành pháp luật; không còn hoạt động đòi nợ thuê nữa. Tuy nhiên khi xét về bản chất của hoạt động này thì như ví dụ ở trên; ta có thể thấy rằng trước hay sau Luật Đầu tư 2020 đều giống nhau.
Vậy chúng ta cấm dịch vụ đòi nợ thuê vì sợ những hệ lụy nó gây ra liệu có hợp lý? Ở các nước như Singapore, Úc các tổ chức tín dụng họ rất chuộng sử dụng những dịch vụ đòi nợ thuê được đăng ký hoạt động đúng theo pháp luật. Điều đó làm giảm tỉ lệ nợ xấu; đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn hơn, có cơ hội phát triển tốt hơn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư; hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật sư X hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Khởi kiện ra Toà án. Bởi vay tiền là giao dịch dân sự nên khi một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
– Tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền. Khi nhận thấy hành vi vay tiền của người đi vay có dấu hiệu của tội phạm như có hành vi gian dối để vay tiền sau đó bỏ trốn, nhằm chiếm đoạt tài sản,… thì người cho vay có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an
Với quan điểm của các nhà hoạch định chính sách đưa ra là ngành nghề này dễ gây ra nhiều hệ lụy xã hội, dễ bị biến tướng thành các loại tội phạm khác như là cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng…
Sau khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực, về mặt quy định thì các doanh nghiệp đang hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê buộc phải chuyển đổi ngành nghề kinh doanh hoặc là giải thể doanh nghiệp.