Chào Luật sư! trước nay tôi chỉ nghe là phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Ấy vậy mà hôm qua khi tôi đi chợ, tôi có đội mũ rõ ràng, chỉ quên cài quai mũ. Vậy mà chú cảnh sát đã gọi tôi lại và lập biên bản. Vậy Luất ư cho tôi hỏi là đội mũ bảo hiểm không cài quai có vi phạm luật không? Đội mũ bảo hiểm không cài quai bị xử lý như thế nào? Hi vọng nhận được sự giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép được giải đáp câu hỏi của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Vai trò của mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?
Bảo vệ hộp sọ của người tham gia giao thông
Mũ bảo hiểm có tác dụng bảo vệ hạn chế tối đa chấn thương phần đầu; nhất là sọ não khi xảy ra tai nạn. Do vậy khi chọn mua mũ bảo hiểm bạn cần phải chọn mua chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng tốt có tem mác, thông tin rõ ràng. Một mũ bảo hiểm chất lượng mới đảm bảo được an toàn tốt nhất cho người tham gia giao thông khi chẳng may gây ra tai nạn.
Giảm nhiều tổn thất cho xã hội
Ngày nay, đội mũ bảo hiểm giảm được rất nhiều tổn thất cho xã hội và giảm bất hạnh cho hàng ngàn hộ gia đình. Theo Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, 70% số tai nạn giao thông ở Việt Nam đều có liên quan tới xe máy.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, người tham gia giao thông bằng xe máy có xác suất tử vong cao gấp 27 lần và bị chấn thương cao gấp 6 lần so với người tham gia giao thông bằng ô tô. Trong những người bị tai nạn xe máy dẫn đến chấn thương sọ não; chỉ có 1,4% là đội mũ bảo hiểm và gần như 100% số người thiệt mạng vì tai nạn xe máy không đội mũ bảo hiểm.
Các nghiên cứu cho thấy việc đội mũ bảo hiểm giúp giảm khả năng chấn thương do tai nạn giao thông tới 69% và giảm khả năng tử vong lên đến 42%.
Thực tế, những vụ chấn thương não đều có hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do đó, việc đội mũ bảo hiểm có vai trò quan trọng trong việc giảm tổn thất cho xã hội.
Đội mũ bảo hiểm không cài quai có vi phạm luật giao thông?
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
“Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”
Như vậy, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm, bạn cần phải cài quai mũ đúng cách. khi bạn đội mũ bảo hiểm không cài quai, bạn đã vi phạm Luật giao thông.
Đội mũ bảo hiểm không cài quai bị xử lý như thế nào?
Đội mũ bảo hiểm không cài quai bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt đối với mô tô, xe máy
Theo quy định tại điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP:
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Mức phạt đối với xe đạp, xe đạp máy
Theo quy định tại điều 8 nghị định 100/2019/NĐ-CP:
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Như vậy, hành vi đội mũ bảo hiểm không cài quai khi tham gia giao thông có thể bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Trường hợp nào không xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm?
Theo điểm k khoản 2 Điều 6 và điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã ghi nhận 03 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:
- Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;
- Trẻ em dưới 06 tuổi;
- Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.
Nộp phạt lỗi đội mũ bảo hiểm không cài quai như thế nào?
Hiện nay, để thuận tiện cho người dân khi nộp phạt, pháp luật quy định cụ thể 05 hình thức nộp phạt vi phạm giao thông.
- Nộp vi phạm giao thông trực tuyến bằng cách truy cập cổng Dịch vụ công quốc gia dichvucong.gov.vn;
- Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông (Theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; thủ tục này chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức);
- Chuyển khoản cho Kho bạc Nhà nước;
- Nộp phạt tại ngân hàng thương mại;
- Nộp phạt tại bưu điện.
Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông được quy định thế nào?
Theo Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Như vậy, thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày.
Giải quyết vấn đề
Đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông là điều vô cùng cần thiết; Việc đội mũ bảo hiểm giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Hiện nay, pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này. Do đó, cần chấp hành các quy tắc khi tham gia giao thông
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?
- Học sinh gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
- Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Đội mũ bảo hiểm không cài quai bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Khi có hiệu lệnh của nguời điều khiển giao thông.
Trường hợp xe ưu tiên.
Vạch kẻ kiểu mắt võng.
Có đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục di chuyển.
Vượt đèn đỏ trong một số tình huống đặc biệt.
Pháp luật đã cho phép người dân nộp tiền phạt trực tiếp tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt. Điều này đã tạo thuận lợi cho việc quản lý tiền phạt, đặc biệt tại miền núi; vùng sâu vùng xa – những nơi có khó tiếp cận và di chuyển để có thể đến Kho bạc nhà nước nộp tiền phạt.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định về thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị phạt phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp thì cá nhân; tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính trường hợp chậm nộp phạt đối với các trường hợp được hoãn thi hành quyết định xử phạt.