Hiện nay có rất nhiều trường hợp hai vợ chồng vì chưa đăng kí kết hôn mà con sinh ra đều được khai sinh theo họ mẹ. Vậy thì khi những trường hợp này khi muốn thay “đổi họ cho con từ họ mẹ sang cha” thì phải làm như thế nào?. Các bước chuẩn bị hồ sơ cũng như trình tự thủ tục thực hiện ra sao?. Để giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, vào năm 2021 thì vợ chồng tôi có sinh được một bé trai, tuy nhiên tại thời điểm đó do dịch bệnh và tôi bị giãn cách xã hội nên chúng tôi chưa thể thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn được, vì vậy khi khai sinh cho con tôi thì vợ tôi đã để con tôi theo họ mẹ, hiện giờ tôi muốn đổi họ cho con từ họ của mẹ sang họ của tôi có được không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Quyền được thay đổi họ cho con của cha mẹ
Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ ràng về quyền thay đổi họ của cá nhân. Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp: “Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại…”.
Việc thay đổi họ cho người từ đủ 09 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch. Theo đó, việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
Như vậy, từ những quy định trên, ta có thể thấy cha hoặc mẹ có thể thay đổi họ cho con theo họ của mình, việc thay đổi cho con dưới 18 tuổi khi ly hôn phải có sự đồng ý của cả cha, mẹ và được thể hiện rõ trong Tờ khai.
Đổi họ cho con từ mẹ sang cha
Khi thay đổi họ cho con, cha hoặc mẹ có yêu cầu cần chuẩn bị và hoàn thiện những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký việc thay đổi hộ tịch, trong đó có thể hiện sự đồng ý người vợ, chồng về việc thay đổi họ cho con;
– Bản chính giấy khai sinh của con;
– Các giấy tờ khác làm căn cứ cho việc thay đổi họ (Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu…).
– Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu;
– Văn bản đồng ý của cha, mẹ đối với việc thay đổi họ cho con;
– Đối với con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của con về việc thay đổi họ đó.
Thủ tục thay đổi họ cho con từ mẹ sang cha
Căn cứ Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014, thủ tục thay đổi họ cho con từ mẹ sang cha được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã
Cha hoặc mẹ có yêu cầu thay đổi họ cho con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho UBND cấp xã.
Bước 2: UBND cấp xã tiếp nhận và giải quyết
– Thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn tối đa là 06 ngày.
– Nếu thấy việc thay đổi họ cho con của người có yêu cầu là có cơ sở, phù hợp với quy định, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi họ cho con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Ngoài ra, trường hợp đăng ký thay đổi họ cho con không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Quy định về đăng kí nhận cha, mẹ, con
Việc đăng kí nhận cha, mẹ, con được quy định như sau:
Điều kiện thực hiện nhận cha, mẹ, con
Theo quy định tại Điều 89 của Luật Hôn nhân gia đình 2014, cả cha mẹ và con cái đều có quyền xác định và thừa nhận quan hệ huyết thống với nhau
- Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
- Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.
Đồng thời tại Điều 30 Nghị định 126/2014/NĐ-CP cũng quy định:
+, Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ;
+, Việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.
– Trường hợp một hoặc cả hai bên không còn sống tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc có tranh chấp về xác định cha, mẹ, con thì vụ việc do Tòa án giải quyết.
– Trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.
– Con đã thành niên nhận cha hoặc mẹ không cần có sự đồng ý của người còn lại
– Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- Bản chính hoặc bản sao Giấy khai sinh của con;
- Bản chính chứng minh nhân dân và hộ khẩu của cả hai bên;
- Giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con;
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân người nước ngoài (đối với trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau).
- Giấy chứng tử của cha, mẹ (trong trường hợp cha mẹ đã chết).
Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
– Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ đề nghị nhận cha, mẹ, con tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật
– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu
Trường hợp không có yếu tố nước ngoài quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
- Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch.
- Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 44 Luật Hộ tịch 2014:
+, Công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện 07 ngày liên tục, gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã.
+, Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung tư vấn về “Đổi họ cho con từ mẹ sang cha“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc, hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân, lệ phí đăng ký lại khai sinh, dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại, sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… của Luật sư X, mời quý bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định hướng dẫn luật hộ tịch 2014 quy định:
“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó”.
Như vậy , mặc dù hai vợ chồng chi đã ly hôn và chị đã tách khẩu và muốn thay đổi họ cho con. Căn cứ vào những quy định trên thì ta vẫn phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người cha dành cho con mình. Vì vậy việc thay đổi họ của 2 con của bạn buộc phải thể hiện rõ sự đồng ý của người cha trong tờ khai xin thay đổi, đó là yêu cầu bắt buộc.
Theo Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP đăng ký nhận cha, mẹ, con trong một số trường hợp đặc biệt giải quyết như sau:
Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống với người cha, khi cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với mẹ thì không cần có ý kiến của mẹ .
Con do vợ sinh ra trước đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
Con do vợ sinh ra trước đăng ký kết hôn, chưa đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Con do vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.
Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ ràng về quyền thay đổi họ của cá nhân. Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp: “Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại…”.
Việc thay đổi họ cho người từ đủ 09 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch. Theo đó, việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
Như vậy, từ những quy định trên, sau khi ly hôn thì cha hoặc mẹ có thể thay đổi họ cho con theo họ của mình, việc thay đổi cho con dưới 18 tuổi khi ly hôn phải có sự đồng ý của cả cha, mẹ và được thể hiện rõ trong Tờ khai.