Ngày 28/02/2013, Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy được ban hành. Thông tư này được ban hành bởi Bộ Công An, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | |
Nơi ban hành: | Bộ Công An, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương | Người ký: | Lê Mạnh Hùng, Lê Dương Quang, Trần Việt Thanh, Phạm Quý Ngọ | |
Ngày ban hành: | 28/02/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2013 | |
Ngày công báo: | 27/04/2013 | Số công báo: | Từ số 223 đến số 224 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung chính của Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT
Chưa xử phạt người đội mũ bảo hiểm giả
Vẫn chưa có chế tài cụ thể khi đội mũ bảo hiểm giả đối với người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy.
Tuy nhiên, hành vi không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ không đúng quy cách sẽ vẫn bị xử phạt.
Quy cách đội mũ được hiểu như sau:
- Quai mũ phải đóng khít với cằm.
- Khi kéo mũ từ sau ra trước hoặc nâng phần trên trước trán rồi kéo ra sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Bên cạnh đó, sẽ xử phạt hành chính đối với người sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm không theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN, không gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa…
Đây là nội dung chính được đề cập trong Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, có hiệu lực từ ngày 15/5/2013.
Xem trước và tải xuống Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT
Câu hỏi thường gặp
Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
Cài quai mũ theo quy định sau đây:
a) Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
b) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Mũ bảo hiểm có đủ các tính năng sau:
– Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ; đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư liên tịch này.
– Đã được chứng nhận hợp quy; công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người điều khiển, ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy.
– Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông.
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, quản lý, sử dụng mũ bảo hiểm.
Xem thêm bài viết Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt không?