Nghị định số 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
Bãi bỏ Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 10 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Bãi bỏ quy định liên quan đến thủ tục điện tử đối với phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng thủy nội địa Việt Nam và phương tiện thủy nội địa Việt Nam xuất cảnh tại cảng thủy nội địa đi Campuchia tại Quyết định số 34/2016/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Tình trạng pháp lý Nghị định số 08/2021/NĐ-CP
Số hiệu: | 08/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 28/01/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2021 |
Ngày công báo: | 12/02/2021 | Số công báo: | Từ số 295 đến số 296 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định số 08/2021/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định số 08/2021/NĐ-CP
Ngày 28/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2021/NĐ-CP về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
Theo đó, luồng đường thủy nội địa được phân thành ba loại, gồm:
Luồng đường thủy nội địa quốc gia là luồng đáp ứng một trong các điều kiện sau đây
- Đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên có vai trò quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Luồng trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nối trực tiếp với tuyến vận tải ven biển hoặc nối trực tiếp với hai luồng quốc gia (điều kiện 1).
- Luồng qua biên giới hoặc trên biên giới (điều kiện 2).
Luồng đường thủy nội địa địa phương là luồng thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ các trường hợp luồng tại điều kiện 1 và 2 nêu trên
Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương
Nghị định 08/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2021.
Mời bạn đọc xem thêm bài viết sau:
- Sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo có vi phạm pháp luật không?
- Có được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi quá thời hạn 3 tháng không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 9 Nghị định 09/2021/NĐ-CP thẩm quyền công bố mở luồng gồm:
– Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố mở luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố mở luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương.
Khoản 2 Điều 9 Nghị định 09/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị công bố mở luồng đường thủy nội địa theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
– Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng, bản vẽ hoàn công công trình luồng, hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa đối với luồng có dự án đầu tư xây dựng mới hoặc luồng được cải tạo, nâng cấp.
– Bình đồ hiện trạng luồng đề nghị công bố thể hiện địa danh, lý trình, vị trí báo hiệu, các công trình hiện có trên luồng đối với luồng không có dự án đầu tư xây dựng.
– Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý luồng quốc gia.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý luồng địa phương.
– Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng tổ chức quản lý luồng chuyên dùng
Khoản 1 Điều 11 Nghị định 09/2021/NĐ-CP quy định. Luồng đường thủy nội địa được xem xét công bố đóng trong các trường hợp sau:
– Không đảm bảo an toàn khai thác vận tải.
– Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh.
– Không còn nhu cầu khai thác, sử dụng.