Chắc hẳn, đối với những ai lần đầu tiên đi đăng ký xe mới cũng không khỏi bỡ ngỡ. Trước nhiều thủ tục khó khăn thì mới đủ điều kiện cho xe tham gia giao thông. Trong đó, một thủ tục khá quan trọng và không thể thiếu, khi đăng ký xe đó là đăng kiểm xe ô tô. Vậy thủ tục đăng kiểm xe ô tô được tiến hành như thế nào ? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đăng kiểm xe ô tô là gì ?
Đăng kiểm xe ô tô là quá trình các Trạm đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm định chất lượng xe về các tiêu chí an toàn như phanh xe; hệ thống lái, đèn xe, khí thải, mức độ an toàn khi di chuyển.
Nếu đạt yêu cầu: Chủ sở hữu xe sẽ được cấp sổ đăng kiểm mới hoặc gia hạn thời gian của sổ đăng kiểm trước đó.
Nếu không đạt yêu cầu: Chủ sở hữu xe phải sửa chữa; hoàn thiện những lỗi hiện hành cho đến khi đạt tiêu chuẩn thì mới được cấp sổ đăng kiểm xe.
Hồ sơ đăng kiểm ô tô mới nhất
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng; an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Theo đó, để được lăn bánh trên đường; xe ô tô phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (kiểm định) tại cơ sở đăng kiểm được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép. Khi đi đăng kiểm bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- CMND chủ xe photo 3 bản (Đem theo bản chính)
- Hộ khẩu chủ xe Photo 3 bản (Đem theo bản chính)
- Tờ khai công an về đăng ký xe 2 bản chính theo mẫu quy định
- Giấy tờ xe bộ gốc (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường )
- Cà số khung, số máy, Tờ khai thuế trước bạ (Theo mẫu qui định)
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính.
Mời bạn xem thêm bài viết : Thủ tục sang tên xe máy mới nhất
Khi đến trạm đăng kiểm cần những giấy tờ gì ?
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đăng kiểm; chủ xe đưa xe đến trạm đăng kiểm được Bộ Giao Thông vận tải cấp phép, đồng thời nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Bản chính đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ; bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính; giấy hẹn cấp đăng ký xe.
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện (đối với phương tiện kiểm tra lập Hồ sơ phương tiện) gồm 1 trong các giấy tờ sau; Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất; lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ quốc gia.
- Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật; và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo).
- Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực. Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang Web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Thủ tục đăng kiểm ô tô mới nhất
Quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải về việc quản lý; và vận hành vận tải đảm bảo an toàn giao thông nêu rõ đăng kiểm xe ô tô là việc làm bắt buộc nếu một chiếc xe ô tô muốn lưu thông trên đường.
Với xe con không kinh doanh vận tải, chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 30 tháng; sau đó cứ đều đặn 18 tháng một lần. Tới khi chạm mức 7 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ khám sẽ rút ngắn còn 12 tháng. Nếu hơn 12 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ khám còn 6 tháng. Theo đó, quy trình đăng kiểm xe ô tô sẽ qua các bước như sau:
Bước 1
Nộp hồ sơ: Hồ sơ bao gồm đăng ký xe; đăng kiểm cũ; bảo hiểm trách nhiệm dân sự (có thể mua bảo hiểm tại quầy); viết tờ khai và đóng phí gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận. Với xe con, phí kiểm định là 240.000 đồng và lệ phí cấp chứng nhận 50.000 đồng.
Bước 2
Bước 2
Chờ khám xe: Trường hợp xe có vấn đề không đạt yêu cầu; nhân viên đăng kiểm sẽ đọc biển số để lái xe mang đi sửa rồi quay lại sau. Vì vậy, nên kiểm tra bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm. Nếu không có vấn đề gì, thời gian khám chỉ khoảng 5-10 phút.
Bước 3
Đóng phí bảo trì đường bộ: Nếu xe đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm; nhân viên đăng kiểm theo thứ tự sẽ đọc biển số xe để lái xe đóng phí bảo trì đường bộ.
Bước 4
Dán tem đăng kiểm mới: Khi đã hoàn tất các thủ tục trên; tài xế ra xe chờ dán tem đăng kiểm mới, nhận hồ sơ và ra về.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về đăng kiểm ô tô ; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc; và cuộc sống.
Thông tin liên hệ với Luật Sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0936128102.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ bao gồm:
CMND chủ xe photo 3 bản (Đem theo bản chính)
Hộ khẩu chủ xe Photo 3 bản (Đem theo bản chính)
Tờ khai công an về đăng ký xe 2 bản chính theo mẫu quy định
Giấy tờ xe bộ gốc (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường )
Cà số khung, số máy, Tờ khai thuế trước bạ (Theo mẫu qui định)
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính.
Đăng kiểm xe ô tô là quá trình các Trạm đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm định chất lượng xe về các tiêu chí an toàn như phanh xe, hệ thống lái, đèn xe, khí thải, mức độ an toàn khi di chuyển.
Quy trình kiểm định ô tô chia làm 5 công đoạn gồm:
Kiểm tra tổng quát xe
Kiểm tra phần trên của xe
Kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe
Kiểm tra tiêu chuẩn môi trường (khí thải)
Kiểm tra phần dưới của xe.