Trong bài viết này; hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp tư nhân; và quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân theo bộ luật doanh nghiệp 2020.
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo bộ luật doanh nghiệp 2020 (59/2020/QH14) Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân thì:
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Như vậy: Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi nghĩa vụ phát sinh của công ty (Chủ doanh nghiệp là người bỏ vốn ra thành lập). Chủ doanh nghiệp khác biệt so với cổ đông trong công ty cổ phần hoặc thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn. Vậy chủ doanh nghiệp được hưởng quyền gì và phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng nào?
Quyền lợi của chủ doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Phương án phát triển công ty.
- Điều hành hoạt động kinh doanh.
- Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
- Quyết định đầu tư dự án.
- Thuê lao động.
- Bổ nhiệm các chức danh quản lý.
- Do vốn của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của chủ doanh nghiệp; nên toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động sẽ thuộc về một mình chủ Doanh nghiệp.
- việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác; theo quy định của pháp luật.
- Tự quyết định tăng giảm vốn điều lệ trong doanh nghiệp.
- Thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty,
- Cho thuê doanh nghiệp, bán doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân
- Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư; và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức công tác kế toán; lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác; đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
- Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; theo quy định của pháp luật về lao động. - Không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp.
- Không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ; kỹ năng nghề
- Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa; dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
- Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ; nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động; báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật .
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực; chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.
- Trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác; chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới; bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh; để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân không?
Nếu bạn muốn tự làm chủ và có quyền quyết định tối cao trong mọi hoạt động kinh doanh của bạn; tính bảo mật và bí mật kinh doanh cao và không quan tâm về chứng khoán; có thể tự chịu trách nhiệm với tài sản của mình về hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp; thì bạn có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân; chỉ có nhược điểm khi trở thành doanh nghiệp tư nhân mà bạn cần lưu ý; đó là những hạn chế đối với chủ sở hữu như là không có quyền góp vốn; mua cổ phần trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Cả Công ty TNHH một thành viên và Doanh nghiệp tư nhân đều:
Do một chủ sở hữu duy nhất thành lập.
Chủ sở hữu có quyền quyết định tối cao.
Không có quyền phát hành chứng khoán.
Chuyển nhượng toàn bộ vốn phải thay đổi chủ sở hữu.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.
Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.