Với một doanh nghiệp bất kỳ thì con dấu như một sự đại diện cho chính doanh nghiệp đó. Thông thường những hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện thì bên cạnh chữ ký của người đại diện sẽ còn có thêm yếu tố này. Do vậy mà việc hình thành nên con dấu cho doanh nghiệp tư nhân là điều đáng được quan tâm. Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không vẫn đang là thắc mắc của rất nhiều người khi chưa nắm rõ các quy định của pháp luật hiện hành.
Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không?
Doanh nghiệp là pháp nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, con dấu của doanh nghiệp được xem là đại diện pháp lý của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành thủ tục làm con dấu để đi vào hoạt động.
Con dấu doanh nghiệp được coi là một tài sản của doanh nghiệp, trước ngày 1/7/2015, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì con dấu do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp và chỉ cấp duy nhất 1 con dấu, dấu này trong mọi trường hợp đều bắt buộc. Nếu không có con dấu thì các hoạt động của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, không tiếp tục được.
Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
So với Luật doanh nghiệp 2014 thì quy định về con dấu doanh nghiệp tại Luật doanh nghiệp 2020 có nhiều điểm mới hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc khắc dấu, quản lý và sử dụng con dấu. Cụ thể:
– Về nội dung và hình thức của con dấu: Nếu như Luật doanh nghiệp 2014 quy định Nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp; Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác) và mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước thì Luật doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định về nội dung con dấu, bỏ quy định về hình thức con dấu, giao toàn quyền cho doanh nghiệp trong việc quyết định về nội dung và hình thức của con dấu.
– Về loại dấu doanh nghiệp: Bên cạnh con dấu được làm từ các cơ sở khắc dấu, Luật doanh nghiệp 2020 cũng ghi nhận thêm “dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”. Trong đó, theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác. Đây được xem là một điểm mới và phù hợp với nhu cầu thực tiễn cũng như sự phát triển của thời đại công nghệ số hóa hiện nay.
– Về việc Thông báo mẫu dấu: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai mẫu dấu doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định này, vì vậy từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu trước khi sử dụng.
– Về việc quản lý và sử dụng con dấu: Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể hơn về việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Hiện nay, mặc dù không có tư cách pháp nhân nhưng pháp luật cũng không có quy định nào quy định về việc doanh nghiệp tư nhân không được sử dụng con dấu. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân vẫn có con dấu. Việc trang bị con dấu để hoạt động của doanh nghiệp vẫn là phần tất yếu trong doanh nghiệp và trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật vẫn quy định bắt buộc sử dụng con dấu.
Con dấu của doanh nghiệp tư nhân
Con dấu của doanh nghiệp tư nhân có thể xem là vật để đại diện pháp lý cho doanh nghiệp, nó bảo đảm niềm tin và sự chính xác cho những văn bản mà doanh nghiệp ban hành và ký kết với đối tác. Cũng nhờ có con dấu mà các văn bản hoặc báo cáo được bảo vệ và có giá trị trước pháp luật. Đối với bên nhận những văn bản, giấy tờ có xác thực bằng con dấu, chúng ta yên tâm và tin tưởng hơn về trách nhiệm của bên soạn thảo và ban hành văn bản.
Bên cạnh chức năng trên, con dấu còn được sử dụng để tạo tính mệnh lệnh, văn bản có đóng dấu sẽ có giá trị thông qua các quy định, tổ chức hoặc thay đổi được ban hành để nhân viên tuân theo.
Khi có con dấu được đóng trên giấy chứng nhận, giấy ủy quyền hoặc văn bản góp vốn sẽ làm cho những đối tượng có ý định giả mạo giấy tờ gặp khó khăn, không mạo danh được.
Ngoài ra, con dấu cũng có thể xem là đại diện pháp lý của doanh nghiệp, tạo sự khác biệt để khách hàng phân biệt giữa công ty này và công ty khác, khẳng định được vị thế, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường với khách hàng và các đối thủ khác.
Theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 và những văn bản hướng dẫn, doanh nghiệp có quyền trong việc quyết định về số lượng, hình thức, nội dung con dấu của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu.
Trước đó, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung trên con dấu tuy nhiên, nội dung con dấu bắt buộc có thông tin sau đây:
– Tên doanh nghiệp tư nhân;
– Mã số doanh nghiệp tư nhân.
Đến ngày 01/ 01/ 2021, thời điểm Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, quy định bắt buộc về thông tin thể hiện trên đã được bãi bỏ. Từ quy định khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được quyền quyết định loại dấu, số lượng và hình thức cũng như nội dung dấu.
Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp tư nhân sẽ được toàn quyền quyết định về nội dung thể hiện con dấu của doanh nghiệp mình sử dụng mà có quy định pháp luật nào ràng buộc về vấn đề này.
Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2020 còn mở rộng quyền cho doanh nghiệp, được quyền quyết định về loại dấu, số lượng, hình thức cũng như nội dung dấu đối với chi nhánh/ văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp (đây được coi là điểm mới, bổ sung mà trước đó Luật Doanh nghiệp 2014 chưa ghi nhận).
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu quyết định về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp
- Hành vi làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, công văn tạm ngừng kinh doanh, thông báo giải thể công ty cổ phần, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp không được phép sử dụng các hình ảnh, từ ngữ và ký hiệu sau đây để thể hiện mẫu con dấu:
– Quốc kỳ, Quốc huy hoặc Đảng kỳ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hình ảnh, biểu tượng hoặc tên của nhà nước, các cơ quan nhà nước, những đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp hoặc là tổ chức xã hội nghề nghiệp.
– Từ ngữ, ký hiệu và những hình ảnh vi phạm về truyền thống lịch sử, đạo đức, văn hóa cũng như thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ những quy định của pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và quy định pháp luật khác có liên quan trong việc sử dụng hình ảnh, ký hiệu và từ ngữ trong nội dung hay hình thức mẫu con dấu.
Con dấu gồm 2 loại như sau: con dấu pháp lý và con dấu không mang tính chất pháp lý
Quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2020 không còn quy định nào quy định về thủ tục này nữa, điều này đồng nghĩa với việc đã bỏ thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp trước khi sử dụng. Như vậy, từ ngày 01/01/2021 – thời điểm Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp sẽ không phải làm thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Đây là một điểm cải cách, đổi mới với hướng mở cho doanh nghiệp, đồng thời, phù hợp với việc đơn giản hóa về thủ tục hành chính, tạo điều kiện, tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện của doanh nghiệp.