gày 09/11/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 5175/QĐ-BYT phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”. Như vậy Quyết định này quy định, doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa mẹ cho nhân viên nữ. Cụ thể như thế nào, mời các bạn xem bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Những quyền lợi dành cho phụ nữ mang thai tại doanh nghiệp
Được tạm hoãn hợp đồng lao động
Điều 138 BLLĐ năm 2019 quy định, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Khi tạm hoãn hợp đồng, lao động nữ mang thai phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh.
Thời gian tạm hoãn sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng không ít hơn thời gian mà cơ sở khám chữa bệnh chỉ định tạm nghỉ.
Được đơn phương chấm dứt hợp đồng
Cũng theo khoản 1 Điều 138 BLLĐ năm 2019, lao động nữ mang thai nếu tiếp tục làm việc sẽ có ảnh hưởng xấu tới thai nhi và phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp này được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp. Khi đó, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên theo quy định tại Điều 46 BLLĐ năm 2019.
Không bị xử lý kỷ luật lao động
Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (căn cứ điểm d khoản 4 Điều 122 BLLĐ năm 2019).
Do đó, nếu lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, hết thời gian mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng thì lao động nữ vẫn có thể bị xử lý kỷ luật do thời hiệu xử lý kỷ luật lao động có thể kéo dài.
Tại Điều 123 BLLĐ năm 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp đặc biệt là 12 tháng. Khi hết thời gian người lao động mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu nhưng không quá 60 ngày.
Không bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Bên cạnh việc trao cho lao động nữ mang thai quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, BLLĐ năm 2019 cũng đồng thời cấm người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi tại khoản 3 Điều 137, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Nếu lao động nữ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì mang thai thì người sử dụng lao động buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc, đồng thời bồi thường tổn thất về vật chất và tinh thần cho người lao động theo quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019.
Trường hợp sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do có thai, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng (theo điểm e khoản 2 Điều 27 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)
Không phải làm đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa
Khoản 1 Điều 137 BLLĐ năm 2019 quy định:
Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
Với quy định này, người lao động mang thai từ tháng thứ 07; hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo); sẽ không phải làm việc bân đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Đồng nghĩa với đó, lao động nữ mang thai dưới 07 tháng; hoặc dưới 06 tháng (đối với công việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo); vẫn có thể phải làm đêm, đi công tác xa theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, tại điểm a khoản 2 Điều 107 BLLĐ năm 2019; người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ; nếu người đó đồng ý. Vì vậy, lao động nữ mang thai hoàn toàn có quyền từ chối làm thêm giờ.
Xem thêm: Từ năm 2021, giờ làm việc ban đêm có gì thay đổi?
Phụ nữ mang thai có được làm thêm giờ không?
Phụ nữ mang thai có được làm thêm giờ không? (Ảnh minh họa)
Được chuyển công việc nhẹ hơn hoặc giảm giờ 01 giờ làm việc hằng ngày
Theo BLLĐ năm 2012, lao động nữ làm công việc nặng nhọc; mà mang thai phải chờ tới tháng thứ 07 mới được giảm giờ làm hoặc chuyển công việc nhẹ hơn.
Với BLLĐ 2019, người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc ;có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con nếu mang thai; và có thông báo cho người sử dụng lao động biết; thì sẽ được chuyển làm công việc khác an toàn hơn hoặc giảm 01 giờ làm việc.
Lao động nữ trong trường hợp này sẽ được làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn; hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương; và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi; (căn cứ khoản 2 Điều 137 BLLĐ năm 2019).
Được nghỉ trước khi sinh tối đa 2 tháng
Để chuẩn bị tốt cho kỳ sinh nở và nuôi con, BLLĐ 2019 đã có quy định về việc cho phép lao động nữ; được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi; cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 139 BLLĐ năm 2019, lao động nữ được nghỉ trước sinh tối đa không quá 02 tháng. Thời gian này sẽ được trừ vào thời gian nghỉ thai sản.
Ngoài những quyền lợi theo BLLĐ năm 2019 đã nêu ở trên; lao động nữ mang thai còn được hưởng những quyền lợi tương ứng trong chế độ thai sản ;của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như: Nghỉ khám thai được hưởng trợ cấp; Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, thai chết lưu,…
Vậy Doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa mẹ cho nhân viên nữ cụ thể như thế nào?
Doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa mẹ cho nhân viên nữ
Theo Quyết định trên thì lao động nữ khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản; có thể duy trì nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách vắt sữa bằng tay; hoặc máy hút sữa tại nơi làm việc.
Đối với các doanh nghiệp, số lượng phòng vắt, trữ sữa; sẽ xây dựng dựa theo số lượng lao động nữ. Cụ thể:
- Doanh nghiệp có dưới 100 lao động nữ: có tối thiểu 01 phòng vắt, trữ sữa mẹ;
- Doanh nghiệp có từ 100 – dưới 500 lao động nữ: có tối thiểu 02 phòng vắt, trữ sữa mẹ;
- Doanh nghiệp có từ 500 – dưới 1000 lao động nữ: có tối thiểu 03 phòng vắt, trữ sữa mẹ;
Đối với những doanh nghiệp có dưới 1000 lao động nữ; thì Luật chỉ khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ; phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc; nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
- Doanh nghiệp trên 1.000 lao động nữ: phải có tối thiểu 04 phòng vắt, trữ sữa mẹ, trong đó đảm bảo trung bình 300 lao động nữ/phòng.
Và cũng cần đảm bảo rằng, Các phòng vắt, trữ sữa phải đảm bảo cách nơi làm việc của đa số lao động nữ không quá 10 phút đi bộ.
Cần tham vấn ý kiến lao động nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và cán bộ công đoàn để lựa chọn vị trí phù hợp. Tất cả lao động nữ cần được thông báo về vị trí của phòng vắt, trữ sữa mẹ.
Như vậy, doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa mẹ cho nhân viên nữ để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ.
Doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa mẹ cho nhân viên nữ được quy định tại Nghị định 145/2020
Tại Điều 76 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có giải thích về trường hợp phòng vắt sữa như sau: phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước, bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt sữa.
Như vậy, phòng vắt sữa có thể được cải tạo từ những vị trí như một phần phòng y tế; phần không gian không sử dụng của văn phòng; nhà kho được cải tạo thoáng khí hoặc sửa lại các phòng không được sử dụng hiệu quả.
Ngoài ra, các phòng vắt, trữ sữa mẹ được chia theo hai mức cơ bản và đầy đủ với các tiêu chí như: vị trí, diện tích, trang thiết bị, giám sát vệ sinh và quản lý lịch sử dụng.
Doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa mẹ cho nhân viên nữ đã quy định từ năm 2020
Nếu để ý thì việc xây dựng phòng vắt sữa cho lao động nữ đã được ban hành và có hiệu lực vào đầu năm 2021; cụ thể là ở Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Đối với trường hợp khác, khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiên thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
Như vậy có thể thấy rằng, kể từ khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, cùng với những chính sách của Đảng và Nha nước đã chú trọng hơn đối với người lao động. Đặc biệt là lao động nữ.
Video Luật sư X đề cập vấn đề Doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa mẹ cho nhân viên nữ
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết về Doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa mẹ cho nhân viên nữ. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Luật bảo hiểm xã hội và Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Lao động nữ thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được hưởng chế độ thai sản
Mang thai;
Sinh con;
Mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
Đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản;
10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Kỳ nghỉ thai sản là theo các quy định trước đó là kỳ nghỉ dành cho nữ giới; nhưng bây giờ, nam giới cũng có kỳ nghỉ này. Kỳ nghỉ thai sản đối với nữ giới kéo dài 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi, từ đứa con thứ 2 trở đi, cứ mỗi đứa con lao động nữ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.