Doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình được ưa chuộng, phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, do quy mô doanh nghiệp; tiềm lực kinh tế cũng như đội ngũ nhân sự chưa đủ mạnh; nên gặp không ít khó khăn trong tiếp cận thị trường, sản xuất kinh doanh; cũng như cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn; nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bị các doanh nghiệp lớn thâu tóm, sáp nhập. Do đó, Nhà nước đặt ra nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020; doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa có đầy đủ các đặc điểm của một doanh nghiệp; như có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch hợp pháp; và được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Ngoài ra, căn cứ Điều 4 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017; quy định tiêu chí đặc thù xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa; có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người. Và có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; Hoặc có tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước
Hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi; tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về thuế, kế toán
Hỗ trợ kế toán, chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về mặt bằng sản xuất
Hỗ trợ mặt bằng sản xuất được quy định như sau:
+ Tùy điều kiện quỹ đất thực tế tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
+ Tùy vào điều kiện ngân sách địa phương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn. Thời gian hỗ trợ tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng.
+ Việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định được thực hiện thông qua việc bù giá cho nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp để giảm giá cho thuê mặt bằng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số tiền bù giá được trừ vào số tiền thuê đất hoặc được hỗ trợ từ ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ mặt bằng sản xuất không áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn nhà nước.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về công nghệ, kỹ thuật, khu làm việc chung
Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung được quy định như sau:
+ Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện; làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
+ Cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung được hưởng các hỗ trợ sau đây: Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật; Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn.
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tham gia thành lập theo hình thức đối tác công tư cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung. Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư; kinh doanh khác được thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về mở rộng thị trường
Hỗ trợ mở rộng thị trường với doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định như sau:
+ Doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được hưởng các hỗ trợ sau đây: Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật; Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn.
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về thông tin, tư vấn pháp lý
Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý được quy định như sau:
Theo đó, các thông tin sau đây được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trang thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp:
+ Thông tin chỉ dẫn kinh doanh; thông tin về tín dụng, thị trường, sản phẩm, công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp;
+ Thông tin về kế hoạch, chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Các thông tin khác theo nhu cầu của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là mạng lưới tư vấn viên). Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn; giảm chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.
Hơn nữa, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
+ Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về phát triển nguồn nhân lực
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực được quy định như sau:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Nhà nước tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên hiện nay
- Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên hiện nay
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam
- Thủ tục thành lập công ty hợp danh hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người; và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người.
Doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng…
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người; và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng; nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định…