Xin chào Luật sư! Tôi tên là Nguyễn Văn C, tôi đang phân vân nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty không? Hiện tôi đang quản lý một chuỗi quán vặt tại Hà Nội. Nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài ảnh hưởng trực tiếp nền kinh tế; vấn đề tài chính duy trì doanh nghiệp là gánh nặng vô cùng lớn. Việc kinh doanh của tôi gặp vấn đề khó khăn không thể tiếp tục. Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, tôi xin giải đáp thắc mắc ” nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty” của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
Nội dung tư vấn
Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty? Đây là câu hỏi của đa số các chủ doanh nghiệp đặt ra lúc này; vì do tình hình dịch Covid đang diễn biễn khá phức tạp khiến cho nên kinh tế ở trong nước và ngoài nước bị suy thoái.
Trên thực tế, đây là hai hình thức hoàn toàn khác nhau; nhưng vẫn có rất nhiều chủ doanh nghiệp nhầm lẫn, không nắm được sự khác nhau giữa hai hình thức này.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định; vì nhiều lý do khác nhau như gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh; và không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh; hoặc cần thời gian để sắp xếp lại công việc. Khi đáp ứng đủ các điều kiện tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp có thể tiến hành việc này.
Theo K1 điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.
Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh.
Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh; mà doanh nghiệp đã thông báo; hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Giải thể công ty là gì?
Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về các trường hợp giải thể doanh nghiệp như sau:
“ Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp”.
Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty?
Tình hình dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh nên nếu trong thời gian này, doanh nghiệp chỉ chấm dứt hoạt động để giải quyết những khó khăn về tài chính, nhân sự cũng như tìm hiểu lại thị trường kinh doanh, nguồn vốn…chủ doanh nghiệp còn phân vân nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty thì nên lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh tại vì:
Thủ tục đơn giản
Doanh nghiệp khi có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh chỉ cần gửi Thông báo tạm ngừng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày trước khi tạm ngừng. Thời gian để giải quyết hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo.
Còn đối với hình thức giải thể, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều thủ tục tại nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau như: Cơ quan Thuế, Cơ quan Hải quan; Cơ quan đăng ký kinh doanh, ngoài ra còn phải tiến hành thủ tục với người lao động, chủ nợ. Thời gian để tiến hành giải thể doanh nghiệp lâu hơn rất nhiều so với thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Trên thực tế có thể mất đến 01-02 tháng để hoàn tất thủ tục giải thể.
Chi phí rẻ
Vì thủ tục để tạm ngừng kinh doanh đơn giản; nên chi phí để thực hiện tạm ngừng cũng ít hơn nhiều so với giải thể doanh nghiệp. Cần lưu ý là trong thời gian tạm ngừng kinh doanh; công ty phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ và hoàn thành các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
Có thể quay trở lại hoạt động trong thời hạn tạm ngừng
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, nếu doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh trở lại thì chỉ cần Thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh về thời hạn quay trở lại hoạt động mà không cần làm thêm thủ tục nào khác.
Còn trường hợp giải thể doanh nghiệp, vì hậu quả là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp nên nếu muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh thì phải thành lập doanh nghiệp mới, thực hiện hoạt động kinh doanh lại từ đầu; không được sử dụng những thông tin; lợi ích từ doanh nghiệp cũ để hoạt động kinh doanh.
Có thể chuyển nhượng công ty sau thời hạn tạm ngừng
Sau thời gian tạm ngừng kinh doanh; nếu doanh nghiệp không muốn tiếp tục hoạt động nữa thì có thể chuyển nhượng công ty để thu hồi một phần vốn; không cần mất thời gian và chi phí cho việc giải thể; mà vẫn có thể tận dụng được những lợi thế của công ty để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Từ định nghĩa giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh cho thấy:
Giải thể doanh nghiệp dẫn đến hậu quả pháp lý là chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp. Trước khi giải thể doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ; liên quan đến quyền lợi của người lao động; khách hàng và các nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước.
Tạm ngừng kinh doanh không dẫn đến hậu quả pháp lý làm chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp; thay vào đó, tạm ngừng kinh doanh chỉ làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định; hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động như bình thường. Và trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ thanh toán nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước; các khoản nợ và hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng với khách hàng và người lao động.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa; cung cấp dịch vụ nào. Do vậy doanh nghiệp không được xuất hoá đơn trong thời gian này.
Bạn cần thông báo khi muốn tạm ngừng kinh doanh. Thông báo này phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và con dấu của doanh nghiệp. Và có đầy đủ các nội dung như:
a) Tên doanh nghiệp
b) Mã số doanh nghiệp.
c) Mã số thuế
d) Ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
e) Thời hạn tạm ngừng, lý do tạm ngừng
Theo quy định, trước khi tiến hành giải thể công ty; doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện,.. của doanh nghiệp. Vì vậy, chi nhánh sẽ không còn hoạt động nếu công ty tiến hành giải thể.
Hy vọng bài viết “Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty” có ích cho độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102