Chào Luật sư X, tôi là chủ một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyên cúng cấp các dịch vụ vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam qua các ứng dụng mua sắm như Taobao, Shoppe. Nay, có một đối tác cũ từng hợp tác với tôi gỏ ý muốn vay 5 tỷ cho dự án sắp tới với lãi xuất là 15% một năm. Nhận thấy đây là một cơ hội cho vay vừa có lãi xuất hợp lý lại có thể tạo được quan hệ với đối tác làm ăn lớn nên tôi muốn dùng danh nghĩa của công ty để cho vay. Vậy doanh nghiệp có được cho cá nhân vay tiền không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật các tổ chức tín dụng 2010
- Thông tư 09/2015/TT-BTC
Quy định về hoạt động cho vay năm 2023
Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hoạt động cho vay tài sản như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo quy định này, đối tượng được ký kết hợp đồng cho vay là “các bên”. Có thể hiểu, hợp đồng cho vay tài sản được áp dụng đối với tất cả các đối tượng là cá nhân và pháp nhân.
Bên cạnh đó, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về hoạt động cho vay như sau:
Theo khoản 12 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
“a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Khoản 16 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng có quy định về khái niệm cho vay như sau:
“16. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Căn cứ quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, hoạt động cho vay được thực hiện bởi ngân hàng, ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng…
Hoạt động cho vay được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự và Luật Các tổ chức tín dụng. Bộ Luật Dân sự 2015 không cấm doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho vay thông qua hợp đồng vay tài sản. Trong khi đó, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 coi hoạt động cho vay là một hoạt động ngân hàng, cụ thể là cấp tín dụng. Và hoạt động này chỉ cho phép các tổ chức quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng hoạt động.
Có thể hiểu, Luật Các tổ chức tín dụng chỉ điều chỉnh đối tượng là các tổ chức tín dụng. Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng không chịu sự điều chỉnh của Luật này.
Doanh nghiệp có được cho cá nhân vay tiền không?
Khoản 3 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“3. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.”
Đây là một trong những quyền của doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp được tự do lựa chọn phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. Việc phân bổ và sử dụng vốn có thể được thực hiện dưới hình thức cho cá nhân, doanh nghiệp khác vay tiền, hoặc các loại tài sản khác.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, có nhiều loại hình doanh nghiệp được phép vay, cho vay, bán tài sản, cụ thể:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: HĐTV có quyền thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; (Điểm d khoản 2 Điều 55)
- Công ty TNHH 1 thành viên: Chủ sở hữu công ty có quyền thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; (Điểm e khoản 1 Điều 76)
- Công ty cổ phần: Hồi đồng quản trị có quyền thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này; (Điểm 2 khoản 2 Điều 153).
Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể cho tổ chức và cá nhân vay tiền. Đối tượng vay ở đây là vốn và tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần phải đăng ký để trở thành tổ chức tín dụng mới có thể cho cá nhân, doanh nghiệp khác vay.
Doanh nghiệp có được quyền cho doanh nghiệp khác vay tiền hay không?
Theo quy định tại Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng 2010, có quy định: “Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.”
Tại khoản 12 điều 4 Luật này, quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
[…]
- Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
[…]
Trong đó Cấp tín dụng lại được định nghĩa là hoạt động cho vay.
Theo quy định trên thì “hoạt động ngân hàng là hoạt đông kinh doanh, cung ứng thường xuyên …”. Có thể hiểu, việc cho vay chỉ được coi là hoạt động ngân hàng khi nó mang tính kinh doanh và diễn ra thường xuyên. Nghĩa là bên cho vay coi đó như một hoạt động kinh doanh của mình để tạo ra lợi nhuận và việc cho vay diễn ra liên tục.
Trường hợp, doanh nghiệp sử dụng vốn nhàn rỗi cho doanh nghiệp khác vay lại với lãi suất bằng lãi suất tiền gửi và hoạt động này không diễn ra thường xuyên thì không bị coi là hoạt động ngân hàng và đương nhiên không vi phạm Luật các tổ chức tín dụng.
Hiện nay Bộ luât Dân sự 2015 có hẳn một chế định quy định về Cho vay tài sản nhưng cũng không cấm doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng cho vay.
Mặt khác các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực thuế cũng có quy định hướng dẫn việc cho vay của các tổ chức phi tín dụng. VD: Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn việc cho vay giữa các tổ chức phi tín dụng; điểm b khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Điều này gián tiếp thừa nhận việc cho vay của các doanh nghiệp phi tín dụng nếu không thường xuyên, không mang tính chất kinh doanh thì vẫn hợp pháp.
Từ những phân tích trên có thể khẳng định việc cho vay giữa hai doanh nghiệp phi tín dụng là hoàn toàn hợp pháp nếu việc cho vay đó không diễn ra thường xuyên và không mang tính chất kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Doanh nghiệp có được cho cá nhân vay tiền không?“ hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:
Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Đồng thời căn cứ Công văn 38646/CT-TTHT 2018 hướng dẫn:
Khi thu tiền lãi vay Công ty phải lập hóa đơn theo quy định để giao cho người vay. Trên hóa đơn tiêu thức “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” phải ghi đủ các chỉ tiêu (nếu có); tiêu thức tên hàng hóa ghi “Thu tiền lãi vay”, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.
Như vậy, khi thu tiền lãi về thì công ty phải xuất hóa đơn GTGT, mặc dù không chịu thuế GTGT.
Căn cứ khoản 1 điều 4 , Thông tư 09/2015/TT-BTC và khoản 2 điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 quy định:
“ 2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.”
Như vậy, khi các doanh nghiệp cho vay thì không được sử dụng tiền mặt khi cho vay.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì mức cho vay của công ty sẽ tuân theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty.
Căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 76 thì chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thông qua hợp đồng cho vay tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.