Việt Nam là quốc gia đang phát triển, do đó, một trong những hoạt động mà Việt Nam ta đang đẩy mạnh chính là xuất nhập khẩu giao thương hàng hóa. Trong đó, doanh nghiệp chế xuất là một trong những tổ chức kinh tế có hoạt động xuất nhập khẩu sôi nổi trên thị trường. Nhằm khuyến khích hoạt động này, Nhà nước đã ban hành những chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp chế xuất. Nhiều người thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, Doanh nghiệp chế xuất có phải nộp thuế nhập khẩu hay không? Doanh nghiệp chế xuất có được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp không? Mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để được làm rõ về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp được nhiều thông tin bổ ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là doanh nghiệp chế xuất?
Tại khoản 21, Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy giải thích thuật ngữ Doanh nghiệp chế xuất như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
- Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.” Doanh nghiệp chế xuất (tên tiếng Anh là: Export Processing Enterprise) là những doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa, sản xuất để xuất khẩu sang các nước khác. Những doanh nghiệp này nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu dân cư. Nếu doanh nghiệp không nằm trong khu kinh tế thì bắt buộc phải ngăn cách với các khu vực bên ngoài theo quy định của pháp luật. Các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được xuất khẩu 100% đi nước ngoài và phải được khai báo đầy đủ với cơ quan hải quan.
Doanh nghiệp chế xuất được hưởng những ưu đãi gì?
Khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại các văn bản sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh;
- Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.
- Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động.
- Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan.
- Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Doanh nghiệp chế xuất có phải nộp thuế nhập khẩu hay không?
Căn cứ Khoản 2, Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp chế xuất thì hàng hóa khi nhập khẩu từ nước ngoài vào doanh nghiệp chế xuất không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp nội địa, khi nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế nhập khẩu, khi xuất khẩu hàng hóa vào doanh nghiệp trong chế xuất không phải nộp thuế xuất khẩu và được hoàn số tiền thuế nhập khẩu đã nộp.
Đối với doanh nghiệp chế xuất khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp nội địa thì doanh nghiệp chế xuất phải kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng với cơ quan thuế địa phương.
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: “hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước”. Do đó, doanh nghiệp nội địa khi mua hàng trong doanh nghiệp chế xuất thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Tóm lại, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp chế xuất thì hàng hóa khi nhập khẩu từ nước ngoài vào doanh nghiệp chế xuất thì được miễn thuế nhập khẩu. Còn trường hợp doanh nghiệp nội địa khi mua hàng trong doanh nghiệp chế xuất thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Doanh nghiệp chế xuất có được hưởng ưu đãi về thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp chế xuất sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, cụ thể như sau:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
- Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”
Như vậy, doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng cả ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng khi đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Doanh nghiệp chế xuất có được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ quy định tại Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC) thì doanh nghiệp chế xuất đáp ứng được điều kiện như trên đề cập sẽ được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
“Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
- Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
- Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học…”
Chính sách ưu đãi đầu tư về thuế dành cho doanh nghiệp chế xuất
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Luật Đầu tư 2020 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư như sau:
“Điều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
…
- Địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) ĐỊa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Căn cứ ngành, nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư; xác định ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.”
Theo đó, doanh nghiệp hoạt động tại khu chế xuất sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư theo địa bàn.
Và theo khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư như sau:
“Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
- Hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.”
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động tại khu chế xuất sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư theo địa bàn, trong đó có hưởng ưu đãi về đầu tư về thuế.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Doanh nghiệp chế xuất có phải nộp thuế nhập khẩu hay không?“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới quản lý mã số thuế cá nhân. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 2, Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp chế xuất thì hàng hóa khi nhập khẩu từ nước ngoài vào doanh nghiệp chế xuất không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp nội địa, khi nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế nhập khẩu, khi xuất khẩu hàng hóa vào doanh nghiệp trong chế xuất không phải nộp thuế xuất khẩu và được hoàn số tiền thuế nhập khẩu đã nộp.
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về tạm trú trong doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp chế xuất chỉ cho phép nhà đầu tư, người làm việc trong doanh nghiệp chế xuất và những người có quan hệ công tác với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong doanh nghiệp chế xuất được ra vào thôi.
Tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp chế xuất đang ở trong khu phi thuế quan nên khi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp này với công ty ở nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nên không phải nộp thuế giá trị gia tăng.