Chào Luật sư! Tôi có đi xe máy trên đoạn cầu vượt thì bỗng nhiên sếp gọi nên tôi phải đỗ xe ngay sát cạnh cầu để nghe điện thoại. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi đã bị đồng chí CSGT xử phạt. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Đỗ xe trên cầu vượt để nghe điện thoại có bị xử phạt? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định về đỗ xe trên đường bộ
Bật tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.
Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.
Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.
Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái.
Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Nguyên tắc khi dừng đỗ xe tại đường phố
Các chuyên gia giàu kinh nghiệm đưa ra những nguyên tắc khi dừng đỗ xe tại đường phố để đảm bảo an toàn, đồng thời tránh bị xử phạt như sau:
Quan sát trước khi dừng, đỗ: Trước khi muốn dừng, đỗ xe tại một khu vực nào đó, lái xe cần quan sát trước xe đoạn phố đó có biển cấm dừng đỗ xe hay không? Đồng thời quan sát địa điểm cần dừng đỗ có nguy cơ gây ùn tắc giao thông, vi phạm các quy định cấm dừng đỗ không?
Khi bước ra khỏi xe: Trước khi mở cửa xe cần quan sát phía trước và sau. Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn, tai nạn bất ngờ có thể dễ dàng xảy ra.
Đỗ xe máy sai quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức 1: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; đỗ xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;
Mức 2: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng xe, đỗ xe trên cầu.
Mức 3: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng xe; đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
Mức 4: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng xe, đỗ xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông.
Đỗ xe trên cầu vượt để nghe điện thoại có bị xử phạt?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019-NĐ-CP:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng xe; đỗ xe trên cầu.
Như vậy, hành vi đỗ xe trên cầu vượt để nghe điện thoại có thể phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Vừa lái xe vừa nghe điện thoại phạt bao nhiêu?
Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Với ô tô: Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 600.000 – 800.000 đồng);
Với xe máy: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù); điện thoại di động; thiết bị âm thanh trừ thiết bị trợ thính thì bị phạt tiền từ 600.000 – 01 triệu đồng, tăng gấp 05 lần so với trước đây (trước đây chỉ phạt từ 100.000 – 200.000 đồng). Đồng thời, người vi phạm còn bị tước Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Với xe đạp, xe đạp máy kể cả xe đạp điện: Sử dụng ô (dù); điện thoại di động,; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù) bị phạt từ 80.000 – 100.000 đồng (trước đây là 50.000 – 60.000 đồng);
Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là bao lâu?
Căn cứ Khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì thời hạn thi nộp phạt vi phạm giao thông như sau:
– Thời hạn nộp phạt là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
– Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Nộp phạt vi phạm giao thông muộn bị xử lý như thế nào?
Cụ thể, căn cứ vào Khoản 1 Điều 78 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về xử phạt quá hạn nộp phạt vi phạm hành chính như sau:
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân; tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Như vậy, khi bạn nộp phạt muộn, mỗi ngày bạn chậm nộp phạt thì bạn sẽ phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiếp phạt chưa nộp
Giải quyết vấn đề
Việc đỗ xe trên cầu vượt gây nguy hiểm cho các phương tiện khác đang lưu thông trên cầu. Do đó, người nào đỗ xe sai quy định sẽ bị áp dụng các biện pháp chế tài. Mỗi người cần phải nắm rõ các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông.
Có thể bạn quan tâm
- Đè lên vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?
- Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan
- Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung vấn đề Đỗ xe trên cầu vượt để nghe điện thoại có bị xử phạt? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Thông tư 65/2020/TT-BCA:
Cảnh sát giao thông khi thực hiện việc kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người; và phương tiện tham gia giao thông đường bộ có quyền kiểm soát hàng hoá và các loại giấy tờ liên quan với hàng hoá để đối chiếu; và kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao), chủng loại, trọng lượng hàng hóa hoặc số người trên phương tiện so với nội dung quy định tại các loại giấy tờ, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn
Theo nghị định 167/2013/NĐ-CP. Nếu bạn không chấp hành yêu cầu thanh tra; kiểm tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Căn cứ Điểm i Khoản Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với “Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy…..”
Như vậy người lái xe không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.