Rác thải, là một trong những vấn đề nhức nhối đối với con người; đặc biệt là đối với rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, có một thực tế đáng báo động; là ý thức của nhiều người đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay còn khá hạn chế. Đôi khi, chúng ta có thể bắt gặp việc đổ rác vứt rác bừa bãi; thậm chí bắt gặp việc có những người còn tiện tay, đổ rác sang nhà hàng xóm, vậy những trường hợp này bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình đối với việc bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Việc bảo vệ môi trường sống xung quanh chính là chìa khóa để phát triển bền vững. Theo đó, tại khoản 1 điều 60 của Luật bảo vệ môi trường; quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của cá nhân, hộ gia đình như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;
b) Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;
c) Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường; ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;
d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom; vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật
đ) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;
e) Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
Đổ rác sang nhà hàng xóm bị xử lý thế nào ?
Đổ rác sang nhà hàng xóm là một trong những hành vi trái pháp luật. Đối với hành vi này tùy theo tính chất và mức độ của hành vi; có thể bị xử phạt hành chính lên đến 2.000.000 đồng. Điều này, được quy định cụ thể theo quy định tại Khoản 2 điều 7 Nghị định 167/2013 cụ thể như sau:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở; cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
b) Tự ý đốt rác, chất thải; chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;
c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga; hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước; giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.
Theo đó người có hành vi đổ, ném chất thải hoặc chất bẩn sang nhà của người khác có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt lên đến 2.000.000 đồng; đồng thời còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hoặc buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Có thể bạn quan tâm
Bị hàng xóm đổ rác sang nhà nên xử lý thế nào ?
Như đã trình bày ở trên thì việc xả, đổ rác sang nhà hàng xóm có thể bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, khi gặp phải trường hợp này để tránh những rắc rối có thể xảy ra về sau chúng ta cần có những cách xử lý, thích hợp.
Việc đầu tiên khi phát hiện hàng xóm để rác sang nhà mình, người dân cần nhắc nhở nhẹ nhàng.
Nếu họ cố tình chối cãi thì thu thập bằng chứng bằng cách lắp camera hay chụp ảnh hoặc đợi đúng lúc người đó thực hiện hành vi để nhắc nhở trực tiếp, đề nghị chấm dứt ngay việc để rác bừa bãi.
Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra, người dân có thể khiếu nại theo thủ tục hành chính đến cơ quan có thẩm quyền kèm theo bằng chứng rõ ràng để được giải quyết.
Theo khoản 3 Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền phạt tiền đến 02 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Theo khoản 1 Điều 67 nghị định 167/2013/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 04 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Đổ rác sang nhà hàng xóm bị xử lý thế nào theo quy định ? ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Hành vi đổ nước thải, hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung có thể bị xử phạt hành chính Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.00.000-2.000.000 đồng, đồng thời trong trường hợp gây ảnh hưởng đến người khác thò phải buộc khắc phục hậu quả.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Trưởng công an cấp huyện, trưởng phòng cấp tỉnh có quyền phạt đến 25.000.000 đồng.
Trưởng công an cấp xã có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
Chiến sĩ công an đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.
Chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ; Chủ tịch UBND, trưởng công các cấp;… đều có quyền phạt cảnh cáo.