Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip; ghi lại cảnh một nam thanh niên bị đánh và đổ nước nóng vào người gây bỏng và bị thương phải nhập viện. Vậy hành vi Đổ nước nóng vào người khác bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt vụ việc
Vào khoảng hơn 22h tối 19/10, anh Hồ Hữu P. điều khiển xe ô tô chở hàng từ TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đi TPHCM.
Khi đến địa bàn tổ dân phố 1, thị trấn Đắk Mil, anh P. có ghé ăn khuya và mua trái cây thì bị Nguyễn Khắc Dân (sinh năm 1994, trú tại thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil) điều khiển xe máy tông vào người rồi dùng tay, chân đánh. Không dừng lại ở đó, Dân còn dùng nồi nước sôi đang luộc trứng của chủ quán ăn đổ thẳng vào người anh P. khiến nạn nhân bị thương và bỏng phải nhập viện để điều trị.
Ngày 1/12, lãnh đạo Công an huyện Đắk Mil (Đắk Nông) cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra, làm rõ vụ việc anh Hồ Hữu P. (SN 1987, trú tại tỉnh Đắk Lắk) bị đánh và đổ nước nóng vào người, khiến nạn nhân bị thương và bỏng phải nhập viện điều trị.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Hành vi đổ nước nóng vào người khác của anh Dân là vi phạm pháp luật. Được coi là cố ý gây thương tích cho người khác.
Cố ý gây thương tích là gì?
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể; gây hại đến sức khỏe người khác, được xác định bằng thương tích cụ thể. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người.
Cấu thành tội cố ý gây thương tích
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của Tội cố ý gây thương tích là người có năng lực trách nhiệm hình sự; và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự. Cụ thể
- Từ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1, 2
- Từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3, 4, điều 104 Bộ luật hình sự.
Khách thể của tội phạm
Là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
Mặt khách quan của tội phạm
Có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trái pháp luật
– Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu thuộc ít nhất một trong các trường hợp:
+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người
+ Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặ gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân để lại trạng thái thất thường, không thể chữa trị được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11 % khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm mất chức năng bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ của nạn nhân…
+ Phạm tội nhiều lần đối với cùng 1 người hoặc đối với nhiều người
– Hậu quả gây thương hoặc tổn hại sức khỏe của người khác; ở mức mà điều luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Đổ nước nóng vào người khác bị xử lý như thế nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Đổ nước nóng vào người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích; quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự.
Có các khung hình phạt như sau:
Khung 1
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Khung 2
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Khung 4
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Khung 5
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Xử phạt hành chính
Theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích dưới mức chịu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt). Trong đó, mức phạt được quy định đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là: Phạt tiền 2.000.000-3.000.000 đồng.
Hình phạt bổ sung
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Trách nhiệm dân sự
Hành vi hành hung người khác dù bị xử phạt hành chính; hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đều phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe; theo quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo khoản 1 điều 584 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự; nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác; mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này; luật khác có liên quan quy định khác.”
Cụ thể phải bồi thường những khoản tiền sau:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ; và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất; của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động; và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu; do Nhà nước quy định.
Giải quyết tình huống
Hành vi đổ nước nóng vào người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện tại vụ việc đang được điều tra làm rõ. Khi có kết quả giám định thương tật; anh Dân có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính lên tới 2.000.000 đồng. Và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; với hình phạt tù cao nhất từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Bên cạnh đó còn phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hành hung người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- 8 người hành hung làm cho quân nhân tử vong bị xử lý như thế nào?
- Tội cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động nặng xử lý thế nào?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đổ nước nóng vào người khác bị xử lý như thế nào” . Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm khi bạn cô ý đánh người khác gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%..
Người bị kích động về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó, họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước.
Theo quy định pháp luật hiện hành người phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác có thể được hưởng án cải tạo không giam giữ; quy định tại khoản 1 điều 134 bộ luật hình sự 2015. Ngoài ra còn có các quy định đối với người phạm tội là người dưới 18 tuổi.