Chiều 4/7/2022 tại một số nơi ở khu vực Hà Nội xảy ra sự cố điện khiến hàng loạt nhà dân chập cháy thiết bị điện; đồ dùng. Vậy trong trường hợp này người dân có được bồi thường thiệt hại khi đồ dùng hỏng không? Làm thế nào để yêu cầu bồi thường đối với những thiệt hại này? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Đồ dùng hỏng sau sự cố tăng điện áp người dân có được bồi thường không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Tóm tắt vụ việc
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam; chiều 4.7, hệ thống điện miền Bắc xuất hiện hiện tượng dao động điện áp dẫn tới ảnh hưởng cung cấp điện của một số khách hàng.
Nguyên nhân ban đầu được xác định do thời tiết nắng nóng, tiêu thụ điện tăng cao và một số tổ máy phát điện bị sự cố gây dao động điện áp, sau đó gián đoạn cung cấp điện một số khách hàng ở phía Bắc. Sau sự cố, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đã tích cực phối hợp với các đơn vị vận hành nguồn và lưới điện khắc phục sự cố, khôi phục cung cấp điện trở lại nhanh nhất cho khách hàng.
Tới 15h cùng ngày, toàn bộ khách hàng bị gián đoạn cung cấp điện đã được khôi phục. Điện được cung cấp và hệ thống điện miền Bắc vận hành ổn định trở lại. Tuy nhiên rất nhiều nhà dân xảy ra chập cháy thiết bị điện trong nhà trong sự cố trên.
Người dân có được bồi thường do sự cố điện áp?
Quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 584 Bộ luật dân sự như sau:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Do đó để xác định có được bồi thường hay không cần phải dựa trên các căn cứ sau:
- Có hành vi gây thiệt hại;
- Có thiệt hại trên trực tế do hành vi gây thiệt hại gây nên;
- Mói quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra
- Không thuộc các trường hợp không được bồi thường thiệt hại theo quy định.
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Theo quy định của pháp luật, hóa chất, điện, khí gas là những nguồn nguy hiểm cao độ. Việc sử dụng những nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây ra thiệt hại cho bất kỳ ai.
Theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015:
– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành; sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi; trừ trường hợp sau đây:
– Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
– Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng; hoặc tình thế cấp thiết; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Đồ dùng điện hỏng, người dân có được bồi thường?
Mặc dù tại thời điểm sự cố tăng điện áp xảy ra; nhiều đồ dùng, đồ điện bị chập cháy hư hỏng. Tuy nhiên để xem xét về vấn đề có được bồi thường hay không cần căn cứ vào nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thiệt hại.
Việc chập cháy điện gây hư hỏng đồ điện gia dụng của người sử dụng điện có thể là do sự biến hoặc hành vi.
Nếu do hành vi con người (thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động) thì đây là sự kiện pháp lý có thể phát sinh yêu cầu bồi thường thiệt hại. Còn trường hợp chập điện là do sét đánh, hoặc các nguyên nhân khách quan khác mà con người không thể lường trước được thì theo quy định sẽ không phải bồi thường.
Trong trường hợp này có thể thấy sự cố tăng điện áp đột ngột thời tiết nắng nóng; tiêu thụ điện tăng cao và một số tổ máy phát điện bị sự cố gây dao động điện áp; sau đó gián đoạn cung cấp điện cho người sử dụng. Đây hoàn toàn là do nguyên nhân khách quan; bên quản lý điện không lường trước được.
Bên cạnh đó một số đồ dùng điện có thể hỏng do chất lượng; hoặc nguyên nhân nào đó mà không phải do thay đổi điện áp.
Bởi vậy; sự cố khi sử dụng các đồ điện gia dụng là chuyện xảy ra hằng ngày. Đó là những rủi ro mà người sử dụng điện phải tự gánh chịu.
Trường hợp đồ dùng hỏng không phải do sự cố điện khách quan xử lý thế nào?
Tuy nhiên nguyên nhân trên là do EVN giải thích đến từ phía khách quan.
Trong trường hợp có căn cứ xác định việc tăng điện áp đột ngột do nguyên nhân chủ quan đến từ cơ quan điện lực, cán bộ được phân công quản lý vận hành đã buông lỏng việc quản lý, vận hành, cẩu thả trong việc thực hiện nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát, vận hành hệ thống tải điện, cơ sở cấp điện… thì doanh nghiệp cung cấp điện năng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân.
Trường hợp do chính chủ làm hư hỏng do không bảo quản sử dụng đúng hướng dẫn. Chủ sở hữu phải tự chịu trách nhiệm về thiệt hại này.
Nếu xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe con người. Lúc này cơ quan điều tra sẽ vào cuộc và xác minh làm rõ. Từ đó xác định nên chủ thể gây thiệt hại và bị xử lý theo quy định pháp luật.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Đồ dùng hỏng sau sự cố tăng điện áp người dân có được bồi thường không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Đồ dùng hỏng sau sự cố tăng điện áp người dân có được bồi thường không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Quy định về sổ hồng chung cư nhà ở xã hội
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở
- Có nên mua nhà ở xã hội hay không?
- Thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc có lỗi hay không không phải căn cứ bắt buộc để xác định trách nhiệm. Do đó dù không có lỗi nhưng trong một số trường hợp người có trách nhiệm vẫn phải bồi thường. Ví dụ như nguồn nguy hiểm cao độ. Theo Khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự 2015:
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi. Trừ một số trường hợp pháp luật quy định.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Do đó bạn có thể yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường những khoản trên.