Có thể nói, du lịch là ngành dịch vụ phát triển từ rất lâu, nó được xem là một phần thiết yếu của cuộc sống. Bất kì ai cũng yêu thích du lịch. Nhu cầu dịch vụ du lịch ngày một tăng cao cùng với đó là sự xuất hiện và phát triển của các công ty kinh doanh về dịch vụ du lịch. Để có thể hoạt động thì các công ty, doanh nghiệp hành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành đó cần phải thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh.
Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là sự vươn lên mạnh mẽ của những công ty kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa. Hiện nay, du lịch nội địa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch nước ta, nhất là trong bối cảnh suy giảm nguồn khách quốc tế trước đại dịch Covid -19 kéo theo khó khăn kinh tế toàn cầu. Việc thành lập các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật. Trong bài viết này, Luật sư X gửi tới bạn đọc về điều kiện; trình tự, thủ tục đăng lý xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp
Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch
Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL
Nội dung tư vấn
Đăng ký kinh doanh
Khái niệm
Đăng ký kinh doanh hay đăng ký doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể kinh doanh. Theo đó các chủ thể thực hiện việc đăng ký các thông tin theo quy định với cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm ghi nhận sự ra đời; và xác định địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh đó trên thị trường.
Căn cứ pháp lý tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì đăng ký doanh nghiệp được quy định như sau:
“Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.”
Như vậy, để gia nhập thị trường và được tiến hành hoạt động kinh doanh; các chủ thể kinh doanh phải phải khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về dự kiến hoạt động của mình với các thông tin cụ thể. Các thông tin này sẽ được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nhà nước sẽ thừa nhận việcđăng ký kinh doanh bằng việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bằng chứng pháp lý chứng minh chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp; độc lập, bình đẳng với các chủ thể kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường; và được Nhà nước công nhận, bảo hộ.
Thông qua hoạt động đăng ký kinh doanh các chủ thể được bảo hộ về quyền và nghĩa vụ; được xác lập một địa vị pháp lý hợp pháp để tiến hành hoạt động kinh doanh chính thức trên thị trường trong nước và ngoài nước
Kinh doanh lữ hành nội địa là gì?
Khái niệm
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật du lịch 2017 quy định:
“Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch“.
Về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại khoản 1 điều 30 quy định:
“Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa“.
Như vậy, có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc một doanh nghiệp được phép hoạt động cung cấp các tour du lịch; vận chuyển hành khách từ địa điểm du lịch này đến địa điểm du lịch khác; trong lãnh thổ Việt Nam.
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là gì?
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là giấy phép cấp cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xây dựng; bán và tổ chức thực hiện một phần; hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch trong nước khi các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện. Khách du lịch đối với dịch vụ lữ hành nội địa là công dân Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
Các chuyên ngành về lữ hành
– Chuyên ngành về lữ hành bao gồm một trong các chuyên ngành sau:
+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
+ Quản trị lữ hành;
+ Điều hành tour du lịch;
+ Marketing du lịch;
+ Du lịch;
+ Du lịch lữ hành;
+ Quản lý và kinh doanh du lịch.
Cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh
Điều kiện cấp giấy phép lữ hành nội địa được quy định tại Điều 31 Luật du lịch 2017
– Là doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định pháp luật. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải là đơn độc lâp; có tư cách pháp nhân và được thành lập hợp pháp. Được thành lập và sinh lợi nhuận từ giao dịch; ký kết các hợp đồng du lịch; hoặc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho kinh doanh du lịch.
– Thực hiện ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa. Pháp luật quy định mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa là 100.000.000 VNĐ (Một trăm triệu Việt Nam Đồng). Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã; hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập; và hoạt động tại Việt Nam là địa điểm nộp tiền ký quỹ.
– Doanh nghiệp lữ hành nội địa chỉ được phục vụ khách du lịch nội địa; và không được kinh doanh lữ hành quốc tế.
– Có người phụ trách kinh doanh lữ hành nội địa. Người điều hành du lịch của doanh nghiệp lữ hành nội địa phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nội địa. (Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành). Trường hợp người đứng đầu tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa được quy định tại Điều 33 Luật du lịch năm 2017; bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định. (Mẫu số 04 Phụ lục II Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL);
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực văn bằng; chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật Du lịch 2017;
– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm; hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Thẩm quyền, trình tự thực hiện
Thẩm quyền, trình tự thực hiện xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa được quy định như sau:
- Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa: Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch)
- Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa:
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp hồ sơ đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở;
– Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh.
Bước 2: Thẩm định, giải quyết hồ sơ
– Doanh nghiệp có thể gửi trực tiếp; hoặc qua đường bưu điện đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định hồ sơ.
Bước 3: Cấp giấy phép
Sau khi thẩm định và hồ sơ cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cho doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung “Dịch vụ đăng ký kinh doanh giấy phép lữ hành nội địa“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833 102 102
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn trên, nếu không có giấy phép thì doanh nghiệp không được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Theo thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì lệ phí đăng ký kinh doanh cấp giấy phép lữ hành nội địa là 3.000.000 đồng/giấy phép.
– Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, thực hiện trả giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cho Cơ quan nhà nước sau đó doanh nghiệp có thể rút được khoản tiền đã ký quỹ tại ngân hàng. Khoản ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa có thể rút là:
– Khoản ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa: 100.000.000 VNĐ (Một trăm triệu đồng);
-Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại địa điểm ký quỹ và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
– Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.