Điều tra vụ án hình sự là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với chúng ta. Trên thực tế, khi có vụ án hình sự xảy ra, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ tiến hành điều tra vụ án; điều tra từ nguyên nhân, diễn biến cũng như các hậu quả mà tội phạm để lại. Điều tra có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung; góp phần làm sáng tỏ chi tiết vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều người chưa hiểu đúng về điều tra vụ án hình sự. Vậy, điều tra vụ án hình sự là gì? Nhiệm vụ và ý nghĩa của điều tra vụ án hình sự được thể hiện như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
- Điều tra là giai đoạn tố tụng hình sự; trong đó, cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định để xác định tội phạm; người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.
- Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra; cơ quan có thẩm quyền điều tra được tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự.
- Nếu không có hoạt động điều tra; viện kiểm sát không có cơ sở để truy tố, tòa án không có cơ sở để xét xử vụ án. Để viện kiểm sát có thể truy tố đúng người phạm tội; tòa án có thể xét xử đúng người; đúng tội, đúng pháp luật thì trước đó giai đoạn điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ buộc và chứng cứ gỡ tội; chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,…
- Nếu giai đoạn điều tra không thu thập được đầy đủ chứng cứ; hoặc việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; thì viện kiểm sát, tòa án sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
- Cơ quan có thẩm quyền điều tra có trách nhiệm điều tra bổ sung đáp ứng yêu cầu của viện kiểm sát; hoặc tòa án.
Nhiệm vụ của hoạt động điều tra vụ án hình sự
Xác định tội phạm; người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác có liên quan
- Trong giai đoạn điều tra; cơ quan điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ để xác định có hay không có việc phạm tội; đối chiếu với bộ luật hình sự xem hành vi phạm tội thuộc vào điều khảo nào; phải xác định tất cả tội phạm để không bỏ lọt tội phạm; không làm oan sai người vô tội.
- Khi xác định có tội phạm xảy ra; cơ quan điều tra phải làm rõ ai là người thực hiện hành vi phạm tội; lỗi của họ trong việc thực hiện tội phạm; động cơ, mục đích phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các đặc điểm về nhân thân của bị can; nếu là vụ án đồng phạm; phải xác định rõ hành vi, vai trò của từng người để làm cơ sở cho tòa án xét xử
- Trong giai đoạn điều tra phải xác định đúng những thiệt hại do tội phạm gây ra để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; những thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất, tinh thần và tài sản.
- Để tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án; nếu xét thấy cần thiết, cơ quan điều tra phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản; phong tỏa tài sản đối với những người phỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; hoặc có thể bị tịch thu tài sản hay phạt tiền.
Lập hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố bị can ra tòa án để xét xử; hoặc ra quyết định khác để giải quyết vụ án
- Để ra quyết định truy tố và tiến hành xét xử đúng người; đúng tội, đúng pháp luật; viện kiểm sát và tòa án phải dựa vào hồ sơ vụ án. Hồ sơ điều tra hình sự tập hợp hệ thống các văn bản, tài liệu được thu thập; hoặc trong quá trình khởi tố, điều tra, được sắp xếp theo trình tự nhất định; phục vụ cho việc giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài
- Nếu hồ sơ điều tra hình sự không đầy đủ; viện kiểm sát sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định và yêu cầu hợp lý trong và sau quá trình điều tra như khởi tố bổ sung; thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; thay đổi điều tra viên, ra quyết định truy tố bị can,…
- Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và thường xuyên củng cố hồ sơ để các tài liệu thu thập được; hoặc các văn bản tố tụng được lập ra nhằm bảo đảm đúng trình tự; thủ tục do pháp luật quy định.
- Khi đã có đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì cơ quan điều tra có nhiệm vụ làm bản kết luận điều tra; tình bày diễn biến hành vi phạm tội; nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm; những lý do và căn cứ đề nghị truy tố.
- Căn cứ bản kết luận điều tra, viện kiểm sát chỉ đưa ra bản cáo trạng truy tố những bị can về các tội phạm đã được điều tra có đủ chứng cứ để chứng minh. Những tộ phạm và bị can chưa được điều tra sẽ không bị truy tố.
Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội; yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa
- Trong giai đoạn điều tra; xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để phòng ngừa tội phạm là một nhiệm vụ quan tọng. Thực hiện nhiệm vụ này; đối với mỗi tội phạm, cơ quan điều tra phải tìm ra nguyên nhân và điều kiện thúc đẩy việc thực hiện tội phạm.
- Nếu tội phạm phát sinh do thiếu sót của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu các cơ quan; tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa
Ý nghĩa của hoạt đông điều tra vụ án hình sự
- Điều tra là giai đoạn thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm; người thực hiện hành vi phạm tội; xác định các tình tiết ảnh hưởng tới trách nhiệm hình sự và hình phạt của người thực hiện tội phạm. Vì vậy, giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án
- Kết quả điều tra là cơ sở để viện kiểm sát quyết định truy tố bị ca trước tòa án; hoặc quyết định khác để giải quyết vụ án
- Khi kết thúc điều tra, nếu có căn cứ xác định tội phạm và bị can; cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Viện kiểm sát chỉ có thể quyết định truy tố bị can khi vụ án đã được điều tra; có bản kết luận điều tra kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án.
- Nếu vụ án chưa được điều tra hoặc điều tra không đầy đủ mà viện kiểm sát không có khả năng bổ sung; thì không thể quyết định truy tố bị can và hồ sơ vụ án phải được trả lại để điều tra bổ sung
- Kết quả điều tra là cơ sở để tòa án xét xử đúng người, đúng tội. Tòa án chỉ có thể xét xử cụ án trên cơ sở vụ án đã được điều tra; lập hồ sơ và có quyết định truy tố bằng bản cáo trạng của viện kiểm sát. Thiếu hoạt động điều tra; không có hồ sơ vụ án, tòa án không có cơ sở để xét xử.
- Kết quả của hoạt động điều tra càng cụ thể, chi tiết, chính xác, càng thu thập được đầy đủ các chứng cứ bao gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội; chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can;…thì càng tạo điều kiện cho tòa án xét xủ đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,…
Có thể bạn quan tâm
- Khởi tố vụ án hình sự là gì?
- Quy định về đình chỉ điều tra vụ án hình sự
- Tiêu thụ tài sản do trộm cắp tài sản mà có bị xử lý ra sao?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điểm o Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2021; Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
Theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2021; Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2021 Cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát và Tòa án.