Chào Luật sư. Sắp tới tôi có dự định kết nạp thành viên cho một công ty hợp danh. Tuy nhiên, tôi vẫn còn chưa nắm rõ về quy định của pháp luật hiện hành. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là Điều kiện trở thành thành viên công ty hợp danh theo pháp luật hiện nay là gì? Hi vọng nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái quát về công ty hợp danh
Công ty hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân; là loại hình công ty ra đời sớm nhất do nhu cầu liên kết về nhân thân của các thành viên.
Khái niệm “hợp danh” được hiểu là sự kết hợp giữa các thương gia để cùng hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh; dịch vụ nhằm đạt được những mục đích nhất định; mà ở đó, mỗi thương gia đều liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của hội.
Đặc điểm của công ty hợp danh
Tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đặc điểm của công ty hợp danh được quy định như sau:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty; cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh; công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân; chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn là tổ chức; cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?
Mỗi tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân; pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Có thể thấy, công ty hợp danh đáp ứng được 3 trong 4 điều kiện nêu trên. Trong công ty hợp danh ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn. Tài sản của công ty hợp danh gồm tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty.
Thêm vào đó, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn mình đã góp vào công ty; chỉ thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của mình.
Do đó, xét về mặt tổng thể, công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với cá nhân; pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Theo khoản 2 Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều kiện trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh
Theo khoản 1 điều 177 Luật doanh nghiệp 2020:
Thứ nhất, thành viên hợp danh của công ty hợp danh bắt buộc phải là cá nhân, không thuộc trường hợp bị cấm theo khoản 2 điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và số lượng các thành viên hợp danh phải ít nhất là 02.
Thứ hai, góp vốn và được ghi vào điều lệ công ty.
Thành viên hợp danh cần thực hiện góp đúng và đủ vốn vào công ty theo thỏa thuận . Khi không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng hạn gây thiệt hại cho công ty; thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại. Khi góp đúng và đủ phần vốn đã cam kết; thành viên sẽ nhận được Giấy chứng nhận góp vốn.
Thứ ba, có chứng chỉ hành nghề nếu ngành nghề kinh doanh của công ty yêu cầu phải có chứng chỉ. Đáp ứng điều kiện về chứng chỉ hành nghề theo quy định trong trường hợp công ty kinh doanh ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề. Những ngành nghề đòi hỏi chứng chỉ hành nghề là những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn; uy tín nghề nghiệp của các cá nhân tham gia
Điều kiện trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh
Bên cạnh thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn (điểm a khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020). Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty và không được tham gia quản lý công ty; không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty điểm b khoản 2 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020).
Thứ nhất, thành viên góp vốn phải là tổ chức; cá nhân trừ các đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Thành viên góp vốn chỉ xuất hiện trong những công ty hợp danh khi mà tiềm lực tài chính của các thành viên hợp danh hạn chế; cần có sự đầu tư từ bên ngoài vào công ty; do các thành viên hợp danh quyết định Pháp luật không giới hạn chủ thể là thành viên góp vốn do đó, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có thể là cá nhân; tổ chức
Thứ hai, góp vốn vào công ty theo thỏa thuận và được ghi vào Điều lệ công ty.
Điểm c khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty”; và điểm a khoản 2 Điều 187 quy định, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ; nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện nay đã có những quy định khá rõ ràng về công ty hợp danh. Đặc biệt là việc quy định về điều kiện để trở thành thành viên của công ty hợp danh. Dù đã được pháp luật quy định nhưng hiện nay số lượng các công ty hợp danh tại Việt Nam vẫn còn chiếm thiểu số so với loại hình các công ty khác; chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề đặc thù. Do đó, tiềm năng phát triển của loại hình doanh nghiệp này vẫn còn rất lớn.
Mời bạn xem thêm:
- Doanh nghiệp cần chú ý gì về thuế trong giai đoạn cuối năm này?
- Những quy định mới về nội quy lao động nhất định phải nắm được
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động mới nhất
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung “Điều kiện trở thành thành viên công ty hợp danh theo pháp luật“. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Có thể hiểu rằng, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà pháp luật quy định bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng để thành lập doanh nghiệp của mình.
Như vậy, vốn pháp định được hiểu là một điều kiện về mức vốn mà pháp luật quy định cho doanh nghiệp phải có trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh. Mức vốn điều kiện này sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định căn cứ vào tính chất; mức độ rủi ro của ngành nghề kinh doanh mà cơ quan có thẩm quyền ấn định mức vốn pháp định cụ thể.
Theo luật doanh nghiệp hiện hành, Công ty cổ phần là doanh nghiệp; trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật.