Hiện nay, Việt Nam vẫn đang trong quá trình phòng chống để đẩy lùi dịch Covid 19. Nếu như thời gian trước chỉ tiêm vaccine cho những người từ đủ 18 tuổi trở lên. Nhưng hiện nay, với mục đích tạo miễn dịch cộng đồng nên triển khia tiêm cho đối tượng là trẻ em dưới 18 tuổi. Vậy điều kiện tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu và tham khảo qua bài viết sau:
Cơ sở pháp lý
Quyết định số 5002/QĐ- BYT
Nội dung tư vấn
Trẻ em có được tiêm vaccine Covid 19 không?
Mới đây, Bộ Y tế đã có Quyết định số 5002/QĐ- BYT ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung; Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em.
Tại quyết định này, Bộ Y tế bổ sung Bảng kiểm trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; đối với trẻ em được ban hành kèm theo Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019; của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.
Ở phần sàng lọc, bảng kiểm trước tiêm vắc xin phòng Covid-19; đối với trẻ em gồm có các công việc như: Đo thân nhiệt, nhịp tim.
Điều kiện tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em
Trong đó, 8 yếu tố mà người khám sàng lọc cần quan tâm là:
– Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 lần trước; hoặc các thành phần của vắc xin phòng Covid-19;
– Đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển;
– Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi;
– Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu;
– Nghe tim, phổi bất thường;
– Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…);
– Các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu có cần ghi rõ).
Trẻ đủ điều kiện tiêm chủng ngay khi trẻ không có điểm bất thường; và không có chống chỉ định tiêm vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cần lưu ý những gì khi tiêm vaccine covid 19 cho trẻ
Chống chỉ định tiêm vắc xin cùng loại khi tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 lần trước; hoặc các thành phần của vaccine phòng Covid-19. Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ khi đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển.
Cần thận trọng tiêm chủng cho trẻ khi có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.
Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện khi mắc các bệnh bẩm sinh; bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu; Nghe tim, phổi bất thường; Phản vệ độ 3 trở lên; với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…).
Hình thức tiêm vaccine Covid 19 cho trẻ tại Hồ Chí Minh
– Đối với trẻ đi học: tiêm tại trường hoặc điểm tiêm được cơ sở giáo dục lựa chọn phù hợp; đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng chống dịch.
– Đối với trẻ không đi học: tiêm tại điểm tiêm cố định hoặc lưu động trên địa bàn; do Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa chọn.
– Đối với trẻ em có bệnh nền: tiêm tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa Nhi.
– Đối với trẻ em đang điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi và bệnh viện đa khoa có chuyên khoa Nhi: lập danh sách trẻ từ 12 – 17 tuổi tại thời điểm tiêm chủng (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác) để tiêm chủng theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Thời gian
– Tiêm mũi 1 trong 05 ngày, dự kiến bắt đầu ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm vét trong vòng 02 ngày.
– Tiêm mũi 2 trong 07 ngày, sau khi đối tượng trên đã đủ thời gian khoảng cách giữa 02 mũi theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Loại vắc xin sử dụng
– Vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa từ 12 – 17 tuổi.- Vắc xin được sử dụng 02 liều cơ bản/đối tượng và tiêm chủng cùng loại vắc xin.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết Điều kiện tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của luật sư X, hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Nguồn gốc của vắc xin:
Vắc xin của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ; và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng.
Tại Việt Nam:
Vắc xin Comirnaty đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều vắc xin Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.
Hiện nay, việc tiêm vacxin ngừa Covid-19 đang được cung cấp miễn phí cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP. Số tiền dùng để mua vắc xin được trích từ ngân sách nhà nước, cùng với đó Quỹ Vắc xin phòng dịch COVID-19 ra đời cũng đóng góp rất lớn.
Hành vi thu tiền tiêm vacxin Covid-19 có thể được hiểu là hành vi trục lợi; của người có chức vụ, quyền hạn hoặc của người có ảnh hưởng tới người có chức vụ; quyền hạn để sắp xếp tiêm vacxin Covid-19.
Người có ảnh hưởng tới người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng điều đó để tiến hành trục lợi thì có thể bị truy cứu tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi theo Điều 366 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo đó, mức phạt đối với hành vi trên là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 10 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, tùy mức độ thiệt hại và các căn cứ của hành vi sẽ có mức hình phạt cụ thể cho hành vi này