Khi ly hôn, con cái sẽ được giao cho bố hoặc mẹ trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, sau khi ly hôn người đang trực tiếp nuôi con vì một lý do nào đó không thể tiếp tục nuôi con được nữa; có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con. Vậy, điều kiện thay đổi quyền nuôi con cụ thể như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Luật sư X!
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nội dung tư vấn
Điều kiện thay đổi quyền nuôi con
Khi ly hôn, Tòa án giải quyết tranh chấp về giành quyền nuôi con khi ly hôn; sẽ dựa vào quyền lợi, sự phát triển về mọi mặt của con để quyết định ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, quyền nuôi con có thể được thay đổi sau ly hôn nếu:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Cụ thể:
Cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con
Nếu như sau khi ly hôn, hai bên cha, mẹ lại có thỏa thuận khác về người trực tiếp nuôi con; thì có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện để tiếp tục nuôi
Một bên phải chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ dựa vào các yếu tố sau:
Điều kiện vật chất: điều kiện ăn ở, sinh hoạt, học tập, vui chơi,… sẽ dựa trên chỗ ở, thu nhập, tài sản của người đang trực tiếp nuôi dưỡng…
Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, giáo dục con; tình cảm cha – con/ mẹ – con trong quá trình nuôi dưỡng; điều kiện cho con vui chơi và hoàn thiện nhân cách; nhân cách đạo đức của người nuôi dưỡng…
Hồ sơ đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:
- Đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.
- Bản án ly hôn.
- Các tài liệu chứng minh yêu cầu thay đổi người nuôi con là có căn cứ pháp luật.
- Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực).
Như vậy, hai bên có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi quyền nuôi con và yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Trường hợp, người chồng không đồng ý thay đổi người trực tiếp nuôi con; thì người vợ cần phải chứng minh người chồng không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, môi trường giáo dục không tốt; ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm sinh lý của con.
Trên đây, Luật sư X đã cung cấp bài viết về Điều kiện thay đổi quyền nuôi con như thế nào?
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định thì: Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bố có thể trực tiếp nuôi. Hoặc giữa bố và mẹ có thỏa thuận khác thì người bố cũng có thể được nuôi.
Đơn khởi kiệ yêu cầu giải quyết quyền nuôi con.
Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
Bản sao giấy khai sinh của con.
Các tài liệu chứng minh về khả năng kinh tế để đảm bảo giành quyền nuôi con.
Câp dưỡng nuôi con là nghãi vụ bắt buộc. Do đó, nếu không cấp dưỡng cho con có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Việc không đăng ký kết hôn sẽ không ảnh hưởng tới nguyên tắc xử lý tranh chấp quyền nuôi con. Quyền nuôi con vẫn sẽ được giải quyết như bình thường như: theo nguyện vọng của con, điều kiện kinh tế, môi trường; hay con dưới 03 sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng; hoặc có thỏa thuận khác…