Tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần là việc công ty tạm ngừng các hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Trước khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền. Có nhiều lý do dẫn đến việc công ty phải tạm ngừng hoạt động; tuy nhiên đa phần là gặp khó khăn về tài chính, nhân công…vv buộc chủ sở hữu bắt buộc phải tiến hành thủ tục Tạm dừng kinh doanh. Vậy, điều kiện tạm ngường kinh doanh cho công ty cổ phần là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bạn đang là chủ của một công ty cổ phần; đang gặp sự cố khó khăn trong tài chính do dịch bệnh hiện nay căng thẳng; hoặc sự cố nào đó cần phải tạm dừng công ty của mình. Tạm dừng kinh doanh là gì?
Tạm dừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp; đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh; theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh”; là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh”; là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh; mà doanh nghiệp đã thông báo; hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh được nhà nước cho phép là bao lâu?
Theo quy định cũ thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm; Tuy nhiên, nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định này. Vì vậy, mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm; Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian)
Điều kiện để tạm ngừng kinh doanh cho công ty cổ phần
Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký Tạm dừng kinh doanh doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế;
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký; hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ.
Khi có những vi phạm như trên; Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này; Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký Tạm dừng kinh doanh doanh nghiệp; trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp; tới cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng. Chẳng hạn ngày 15/9 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; chậm nhất ngày 12/09 doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc tạm ngừng đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh là gì?
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh là cách để doanh nghiệp có thời gian cải tiến, thay đổi, hoàn thiện bộ máy để kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai.
Phần lớn chủ doanh nghiệp đều không biết rằng khi công ty tạm ngừng kinh doanh trên thực tế thì phải có nghĩa vụ thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Việc thông báo này là nghĩa vụ bắt buộc và nếu không thực hiện thì sẽ đối mặt với rủi ro về xử phạt hành chính đến 2 triệu đồng (Theo Điều 32 nghị định 50/2016/NĐ-CP).
Ngoài ra, khi doanh nghiệp đã thực sự tạm dừng; mà không thông báo tạm dừng kinh doanh thì vẫn tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ pháp lý về:
- Kê khai và báo cáo thuế hàng quý, hàng năm cho công ty đang tạm ngừng kinh doanh;
- Cơ quan thuế sẽ vẫn tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh định kỳ;
- Nghĩa vụ về kê khai và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động mặc dù công ty đã dừng hoạt động trên thực tế;
- Nghĩa vụ đóng thuế môn bài hàng năm mặc dù không còn kinh doanh.
Như vậy, mặc dù hoạt động kinh doanh đã chấm dứt trên thực tế; nhưng doanh nghiệp vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ nói trên và nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính với mức rất cao.
Đối với hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty cổ phần gồm:
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị;
- Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).
Các gói tạm ngừng kinh doanh tiện tích
Chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký tạm ngừng, tư vấn tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho công ty với những tiện ích kèm theo như sau để Quý khách hàng thuận tiện lựa chọn gói dịch vụ phù hợp:
Như vậy, chỉ bỏ ra số tiền là 890.000đ thì quý khách đã tiết kiệm được hàng chục triệu đồng và lại được đơn vi pháp lý chuyên nghiệp tạm ngừng kinh doanh hỗ trợ. Hãy thông thái ngay cả khi tạm ngừng kinh doanh!!
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Điều kiện tạm ngừng kinh doanh cho công ty cổ phần năm 2021; Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế (Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC).
Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo Tạm dừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh (không phải của doanh nghiệp).
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp đang trong thời gian đăng ký tạm ngừng hoạt động có thể đăng ký tiếp tục hoạt động trở lại trước thời hạn nhưng phải thực hiện nghĩa vụ thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động trở lại.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký tạm ngừng hoạt động công ty trước thời điểm nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh là 15 ngày. Tuy nhiên Luật doanh nghiệp 2020 mới nhất đã giảm thời gian thông báo của doanh nghiệp trước khi chính thức tạm ngừng kinh doanh là 03 ngày kể từ 01/01/2021.