Hiện nay việc thay đổi diện tích để để phù hợp với mục đích sử dụng ngày càng nhiều. Đó có thể là việc tách thửa, hợp thửa để làm đất nhà ở, để phân chia di sản theo thừa kế,… Có thể hiểu những hoạt động này là quy trình phân chia hoặc là hợp nhất quyền sở hữu đất nông nghiệp từ một người đứng tên sang tên nhiều người khác hoặc ngược lại nếu thuộc trường hợp hợp thửa đất nông nghiệp. Dù là trường hợp nào đi nữa thì cũng cần phải tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật mà Nhà nước đặt ra. Vậy điều kiện tách thửa đất nông nghiệp là gì? Những quy định pháp luật liên quan đến tách thửa đất nông nghiệp như thế nào thì hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Quyết định 15/2021/QĐ-UBND
Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp là gì?
Điều kiện để tách thửa đất nông nghiệp sẽ phụ thuộc vào quyết định của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền đối với từng tỉnh khác nhau. Sau đây hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu điều kiện tách thửa đất nông nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 15/2021/QĐ-UBND quy định về điều kiện tách thửa bao gồm:
– Điều kiện chung:
- Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
- Việc tách thửa được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Điều kiện thực hiện tách thửa đối với hộ gia đình, cá nhân:
- Việc chia tách thửa đất ở để hình thành thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013.
- Diện tích của các thửa đất sau khi tách thửa phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 của Quyết định này.
- Đối với thửa đất trong đô thị: thực hiện tách thửa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt thì áp dụng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc đô thị hoặc quy chế quản lý kiến trúc được duyệt.
- Đối với thửa đất ngoài đô thị: thực hiện tách thửa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt thì áp dụng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy chế quản lý kiến trúc (nếu có) được duyệt.
- Thửa đất thuộc khu vực quy hoạch đất ở, đất thương mại dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sau khi tách thửa phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý, kích thước của cạnh tiếp giáp phải đảm bảo kích thước tối thiểu như quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quyết định này.
– Điều kiện thực hiện tách thửa đối với tổ chức: Việc thực hiện tách thửa theo dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch chi tiết, bản vẽ tổng mặt bằng kèm theo nội dung thiết kế cơ sở của dự án (đối với dự án không phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo quy định hiện hành về xây dựng) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hạ tầng kỹ thuật phải được nghiệm thu, đủ điều kiện đưa vào sử dụng theo quy định trước khi thực hiện thủ tục tách thửa.
Tách thửa đất có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013 quy định về trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Bên cạnh đó vẫn có những trường hợp tách thửa nhỏ hơn diện tích tối thiểu. Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
- Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.
Đất phi nông nghiệp có được tách thửa không?
Loại đất phi nông nghiệp thường được tách thửa nhiều nhất là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
- Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
- Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Đất ở đô thị cũng sẽ được tách thửa nhưng cần phù hợp với điều kiện và tập quán đối với từng tỉnh, từng địa phương:
- Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
- Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
- Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp”. Hy vọng những quy định pháp luật liên quan đến việc tách thửa đã được đề cập sẽ có ích cho bạn đọc của chúng tôi. Ngoài ra, đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mẫu đơn xin tách thửa đất mới nhất, trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với chủ thể nào?,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102.
Có thể bạn quan tâm
- Cách viết di chúc thừa kế đất đai như thế nào?
- Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất vườn
- Xử lý xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp
- Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm
Câu hỏi thường gặp
– Diện tích tối thiểu của một thửa đất nông nghiệp sau khi tách thửa là 300m2.
– Diện tích đất nông nghiệp và đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nằm trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch, tách thửa để chuyển mục đích sử dụng sang đất ở tối thiểu là 40m2.
Theo quy định hiện hành của pháp luật thì đất nông nghiệp được phép tách thửa. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo điều kiện đối với từng địa phương để có thể thực hiện tách thửa.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
– Đơn đề nghị tách thửa.
– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ. Nộp tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Bước 4: Trả kết quả.