Căn cứ pháp luật
- Nghị định 163/2018/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Giải thích từ ngữ
Tại khoản 1; khoản 4, khoản 6 Điều 4 Nghị định 163/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
“Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành; xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
“Trái phiếu chuyển đổi” là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu.
“Trái phiếu kèm theo chứng quyền” là loại trái phiếu được phát hành cùng với việc phát hành chứng quyền; cho phép nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trước
Đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền
a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
b) Đáp ứng điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại thị trường phát hành;
c) Phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế; được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
d) Đáp ứng quy định về quản lý ngoại hối và quy định của pháp luật về quản lý vay; trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
đ) Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính; tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đối với trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền
Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.
– Đáp ứng điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại thị trường phát hành;
– Phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định pháp luật.
– Đáp ứng quy định về quản lý ngoại hối và quy định của pháp luật về quản lý vay; trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
– Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính; tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật.
– Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng.
Xem thêm: Quá cảnh hàng hóa và dịch vụ quá cảnh hàng hóa
Phê duyệt chấp thuận phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế
Tại Điều 19 Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định:
- Đối với công ty cổ phần; cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu thực hiện theo Điều lệ của công ty. Trường hợp Điều lệ của công ty không quy định khác; thì Hội đồng quản trị có quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông; tại cuộc họp gần nhất theo quy định tại khoản 4 Điều 127 Luật doanh nghiệp. Riêng đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi; phương án phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền phải được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương án phát hành trái phiếu là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo Điều lệ của công ty.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước; ngoài thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều này; phương án phát hành trái phiếu phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận theo quy định của pháp luật về việc huy động vốn nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước.
Phát hành trái phiếu
Tại khoản 4 Điều 127 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì Hội đồng quản trị có quyền quyết định loại trái phiếu; tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành; nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất. Báo cáo phải kèm theo tài liệu và hồ sơ giải trình nghị quyết của Hội đồng quản trị về phát hành trái phiếu.
Xem thêm: Nghị định 53/2009/NĐ-CP về phát hành Trái phiếu quốc tế
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành buộc phải trả cho người sở hữu trái phiếu với một khoản tiền cụ thể. Trong một khoảng thời gian xác định; với một lợi tức theo quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp hay một tổ chức chính quyền như chính quyền và Kho bạc nhà nước.
– Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ, và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty phát hành;
– Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho những người nắm giữ Trái Phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông
“Trái phiếu kèm theo chứng quyền” là loại trái phiếu được phát hành cùng với việc phát hành chứng quyền, cho phép nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trước