Xin chào Luật sư X. Hiện nay tôi đang có thắc mắc quy định pháp luật về việc mua bán đất đai tại nước ta, mong được Luật sư hỗ trợ. Cụ thể là con trai tôi là người Việt Nam nhưng hiện tại cháu đang định cư tại nước ngoài, nay cháu muốn mua một mảnh đất tại Việt Nam nhưng không biết rằng quy định pháp luật về điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất hiện nay như thế nào? Khi mua mảnh đất này rồi thì việc xây dựng nhà cửa, công trình trên đất của cháu có được đảm bảo quyền lợi như người Việt Nam không và trong trường hợp tôi muốn để lại đất cho con sau khi chết có được hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất tại Việt Nam
Theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 về nhận quyền sử dụng đất :
đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014 có quy định về các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:
Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện sau :
– Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam;
– Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
Như vậy, theo quy định nêu trên thì con trai bác là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua nhà ở của hộ gia đình, cá nhân khác nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với nhà ở như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014 thì đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn có những quyền đối với nhà ở như công dân Việt Nam như sau:
– Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình.
– Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm.
– Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
– Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.
– Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
– Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.
– Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thừa kế quyền sử dụng đất không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 như sau:
đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
Theo quy định nêu trên thì bác có thể để di sản thừa kế là quyền sử dụng đất lại cho con trai là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tuy nhiên nếu con bác là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì không được hưởng quyền sử dụng đất mà chỉ được hưởng giá trị của phần đất đó mà thôi.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục làm lại sổ đỏ khi diện tích thay đổi năm 2022
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở khi đang ở nước ngoài
- Nhà ở thuộc sở hữu chung là gì theo quy định?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán nhà và đất thông dụng hiện nay. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ quy định tại Điều 5 và Điều 169 Luật Đất đai 2013 thì người nước ngoài không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
Theo quy định đó, người nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thực tế hay gọi là mua đất) tại Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật liên quan.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam
Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo quy định tổ chức muốn mua nhà tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng mua nhà, thuê mua nhà ở.