Vận tải đường bộ là loại hình thương mại dịch vụ phổ biến trong mọi nền kinh tế. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu luân chuyển hàng hóa, di chuyển ngày càng nhiều hơn. Đòi hỏi vận tải đường bộ nói chung luôn phải phát triển để đáp ứng tốt nhu cầu đó. Đặc biệt là kinh doanh vận tải hàng hóa và kinh doanh vận tải hành khách nói riêng, cả hai ngành nghề kinh doanh này là loại hình kinh doanh có điều kiện, vậy để đi vào hoạt động ngành nghề này thì tổ chức, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được điều kiện cần và đủ như thế nào theo quy định hiện hành.
Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề “Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ theo quy định năm 2023” Luật sư X. Mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Vận tải đường bộ được hiểu là gì?
Theo quy định tại Khoản 30 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì Vận tải đường bộ được hiểu như sau:
Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ.
Một số định nghĩa khác tại Luật này:
- Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
- Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
- Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
- Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
Ngoài ra vận tải đường bộ còn được hiểu là phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất, cách thức vận chuyển bằng các phương tiện di chuyển phổ biến trên bộ như xe khách, xe tải, ô tô, xe bồn, xe container, rơ moóc…
Trong các loại hình vận tải, phương thức vận tải bằng đường bộ là phương thức thông dụng và phổ biến nhất.
Loại hình vận tải theo phương thức vận tải đường bộ cũng có tính chất cơ động linh hoạt, có hiệu quả kinh tế cao trên các khoảng cách di chuyển địa lý ngắn và trung bình.
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ luôn đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa giúp khách hàng, các doanh nghiệp và công ty chủ động về thời gian.
Điều kiện kinh doanh vận tải xe ôtô bằng đường bộ đối với các đơn vị kinh doanh vận tải nói chung
Điều kiện về đăng ký kinh doanh:
- Các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ phải đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện về phương tiện vận tải, cơ sở vật chất:
- Các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ phải đảm bảo số lượng phương tiện và chất lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể là:
- Có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt.
- Phương tiện vận tải phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc đơn vị kinh doanh vận tải thuê các phương tiện từ tổ chức cho thuê tài chính hoặc cá nhân, tổ chức có chức năng cho thuê tài sản, theo hợp đồng thuê.
- Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
- Nơi đỗ xe phải phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ.
Điều kiện về nhân sự:
Các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ phải đáp ứng điều kiện về lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, cụ thể là:
- Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
- Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải;
- Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải.
- Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc từ cao đẳng trở lên (đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác) và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
Điều kiện về tổ chức, quản lý:
- Các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ phải bố trí gắn thiết bị cần thiết để giám sát hành trình của xe, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
- Các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ phải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe.
- Các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô:
- Điều kiện chung đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách đó là xe ô tô phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Nếu trong trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau:
- Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét
- Không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất)
- Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất)
- Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất).Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau:
- Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét
- Không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
- Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
- Ngoài ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô khi kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
- Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
- Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô:
Theo Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như sau:
- Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phải đáp ứng điều kiện chung là Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
- Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải
- Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trước khi cấp Giấy phép kinh doanh.
- Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước khi cấp Giấy phép kinh doanh. Do đó, để doanh nghiệp của bạn có thể đi vào hoạt động, bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư.
Mời bạn xem thêm
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và những điều cần lưu ý
- Có thể xin giấy chứng sinh ở nhà hộ sinh không?
- Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
- Trích lục sổ hộ khẩu ở đâu theo luật định năm 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ theo quy định năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề lưu trữ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả. Hoặc qúy khách hàng tham khảo thêm qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 4, Điều 20 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định:
“Điều 20. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
4. Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó”. Theo đó,Giấy phép kinh doanh vận tải không có giá trị vĩnh viễn mà chỉ có giá trị 07 năm.
Tuy nhiên, hiện nay tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP không còn quy định về thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải và không có quy định cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải do hết hạn
Việc xin giấy phép được thực hiện tại Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã hoạt động
Theo khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi dùng ô tô gia đình để chở khách mà không đăng ký kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 07 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 14 – 20 triệu đồng.