Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc mong được luật sư hỗ trợ tư vấn như sau: Gia đình tôi có một của hàng nhỏ tại thị trấn, thời gian gần đây nhiều người hay đến quán để tìm mua pháo hoa, tuy nhiên tôi biết rằng việc kinh doanh loại hình sản phẩm này phải được cho phép. Vậy không biết rằng điều kiện kinh doanh pháo hoa không nổ hiện nay cần phải đáp ứng là gì? Và đối với cá nhân có được phép kinh doanh pháo hoa hay không? Tôi muốn kinh doanh loại hàng hoá này để kiếm thêm lợi nhuận cho gia đình. Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc trên của bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến người đọc.
Căn cứ pháp lý
Pháo là gì? Pháo hoa là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Cá nhân có được phép kinh doanh pháo hoa hay không?
Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
“a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa thì được xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa;
b) Pháo hoa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng trên từng loại pháo hoa.”
Theo như quy định trên thì chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
Như vậy, cá nhân không được phép kinh doanh pháo hoa.
Điều kiện kinh doanh pháo hoa không nổ là gì?
Điều kiện về thành lập
Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì những tổ chức, doanh nghiệp được kinh doanh pháo hoa phải là những tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng.
Lý do quy định hạn chế như vậy là vì pháo hoa là sản phẩm thuộc một trong những loại pháo mặc dù không có tính nguy hại như các loại pháo nổ khác nhưng vẫn có tính năng đặc thù dễ gây cháy, nổ.
Do đó, mặc dù Chính Phủ quy định trong các dịp lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm,… được bắn pháo hoa nhưng để kinh doanh pháo hoa thì chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng được kinh doanh pháo hoa.
Điều kiện về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy
Ngoài điều kiện nêu trên thì tổ chức, doanh nghiệp muốn kinh doanh pháo hoa còn phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy.
Nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đồng thời đảm bảo các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
Pháo hoa là sản phẩm kinh doanh đặc thù do đó để đảm bảo an toàn trong quá trình kinh doanh, sử dụng nhà nước đã quy định những điều kiện về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy tránh xảy ra những rủi ro thiệt hại không đáng có.
Điều kiện về chủ thể
Người quản lý của tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn.
Khi tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa thì theo quy định người quản lý và người phục vụ có liên quan phải được đào tạo qua lớp huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong quá trình kinh doanh pháo hoa.
Người quản lý, người phục vụ liên quan đến kinh doanh pháo hoa được huấn luyện về nhưng nội dung sau:
- Quy định của pháp luật trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa;
- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất ,quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa;
- Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa;
- Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa;
- Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;
- Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy…
Ngoài những điều kiện nêu trên thì doanh nghiệp kinh doanh chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Hồ sơ đề nghị đăng ký giấy phép kinh doanh pháo hoa
Theo quy định pháp luật hiện hành, hồ sơ đăng ký giấy phép bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép mua pháo hoa: Nội dung phải nếu rõ: Số lượng, chủng loại, tên tổ chức, doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh pháo hoa;
- Giấy giới thiệu;
- Bản sao một trong những giấy tờ: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Chứng minh quân nhân, Hộ chiếu của người đến liên hệ.
Quy định về việc sử dụng pháo hoa như thế nào?
Điều kiện để sử dụng pháo hoa là
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Do đó, không phải trường hợp nào cũng được sử dụng pháo hoa để ăn mừng, vui chơi, mà chỉ trong những trường hợp cụ thể được kiệt kê như trên theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP mới được sử dụng pháo hoa.
Lưu ý: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi đốt pháo theo Nghị định 144
- Buôn bán pháo nổ từ 10kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền?
- Bao nhiêu kg pháo khởi tố?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Điều kiện kinh doanh pháo hoa không nổ năm 2023 là gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo tờ đăng ký lại khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, theo các điều khoản trên bạn có thể sử dụng pháo hoa mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Còn pháo hoa nổ phải được cấp phép mới được bắn.
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ công an
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo mẫu ban hành tại Phụ lục III Nghị định 137/2020/NĐ-CP;
Trong trường hợp không cấp giấy thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.