Cùng với việc giao lưu và hội nhập với thế giới về kinh tế, các yếu tố về văn hóa, xã hội cũng có sự giao thoa giữa các quốc gia. Việc người Việt Nam kết hôn có yếu tố nước ngoài không phải là vấn đề xa lạ và khó khăn. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng có đủ điều kiện để hiểu rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này, Luật sư X kính mời quý độc giả theo dõi bài viết sau: “Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài gồm những gì”
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Kết hôn có yếu tố nước ngoài là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài gồm những gì?
Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
- Trong việc kết hôn giữa côn dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn pahir tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
- Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của VIệt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Theo đó, quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Cấm các hành vi sau đây:
Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, vợ;
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Yêu sách của cải trong kết hôn;
Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
Như vậy, về nguyên trắc mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Ngoài ra, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn.
Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy định pháp luật
Đây là khâu quan trọng và khó khăn nhất đối với các đôi kết hôn kết hôn mà một bên là người nước ngoài vì nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do không biết hồ sơ gồm những gì mà không chuẩn bị đầy đủ hoặc giấy tờ không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chính vì vậy mà không được cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn chấp thuận. Do đó để đảm bảo thời gian, không phải đi lại nhiều lần thì cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ trước khi đến cơ quan có thẩm quyền để đăng kí kết hôn bao gồm:
Ví dụ: Đối với bạn ở bên Việt Nam thì cần những giấy tờ sau:
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Nếu đăng kí ở nước ngoài thì cần dịch ra tiếng nước đó)
Sổ hộ Khẩu
Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
Còn đối với bạn ở nước ngoài thì cần chuẩn bị một số giấy tờ mà pháp luật nước bạn đó quy định cũng như pháp luật Việt Nam để đảm bảo cho việc đăng kí kế hôn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài gồm những gì“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, xin giấy phép bay flycam, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký kết hôn online với người nước ngoài theo quy định mới 2022
- Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và thủ tục cần biết
- Đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Khi nộp hồ sơ, hồ sơ sẽ được nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, khi đến nộp hồ sơ kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt và xuất trình chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Thị thực nhập cảnh, Sổ hộ khẩu. Trong trường hợp chỉ có mặt một bên đến nộp hồ sơ thì bên vắng mặt (là người đang cư trú ở nước ngoài) phải có giấy ủy quyền được chứng thực hợp lệ. Giấy ủy quyền ghi rõ nội dung ủy quyền nộp hồ sơ kết hôn và lý do ủy quyền.
Sau khi nộp hồ sơ, Sở Tư pháp sẽ hẹn ngày phỏng vấn, đến ngày phỏng vấn cả hai bên nam nữ phải có mặt để trả lời phỏng vấn.
Khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn phải có đầy đủ hai bên nam, nữ, xuất trình CMND, Hộ chiếu, Thị thực nhập cảnh để ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn.
Bạn có thể lựa chọn kết hôn tại một trong hai cơ quan sau:
Một là cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam.
Hai là cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc tại Hàn Quốc.
Tương ứng với việc đăng kí kết hôn tại từng cơ quan, các bạn cần thực hiện theo đúng thủ tục mà cơ quan đó yêu cầu. Do có sự lựa chọn cơ quan đăng kí kết hôn nên các bạn cần phải biết cơ quan nào là cơ quan phù hợp với hoàn cảnh của các bạn nhất. Thậm chí cơ quan nào là cơ quan mình có thể đăng kí kết hôn và cơ quan nào là cơ quan mình không đủ điều kiện để kết hôn tại cơ quan đó.
Để làm được điều đó, các bạn cần nắm rõ quy trình, các loại giấy tờ cần chuẩn bị đối với từng trường hợp khi thực hiện đăng ký kết hôn ở một trong hai cơ quan nêu trên. Với kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người Nhật chúng tôi đúc kết trong nhiều năm tư vấn, nếu cả hai đang cùng sinh sống tại quốc gia nào thì nên lựa chọn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó.
Hiện nay, việc xin định cư tại Nhật Bản cũng không hề dễ dàng, bạn phải đảm bảo nằm trong các điều kiện được chính phủ Nhật Bản quy định mới có thể làm các thủ tục định cư và sinh sống lâu dài tại đây. Trong đó việc xin visa vĩnh trú (thẻ xanh) là điều kiện bắt buộc và đầu tiên bạn phải làm.
Điều kiện để được xin visa vĩnh trú là bạn phải nằm trong các trường hợp sau:
Là người sống 10 năm liên tiếp tại Nhật và đã đi làm khoảng 5 năm trở lên theo điều kiện của visa đi làm.
Bạn có vợ hoặc chồng là người Nhật đã có thời gian kết hôn là 3 năm trở lên và có hơn 1 năm sinh sống tại Nhật Bản.