Từ đầu năm 2020 khi dịch Covid bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Đứng trước nguy cơ bị phá sản. Điều đó dẫn tới hệ lụy có rất nhiều lao động tưởng chừng như chảng bao giờ bị mất việc nay lại đứng trước thềm mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Người lao động mất việc làm là một trong các đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Vậy điều kiện hỗ trợ người lao động mất việc làm do covid 19 được quy định như thế nào? Thủ tục ra sao? Hồ sơ gồm những gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Điều kiện hỗ trợ người lao động mất việc làm do covid 19
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau:
- Điều kiện về tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người lao động phải có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2020 và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Điều kiện về thời điểm người lao động mất việc làm
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 15 tháng 6 năm 2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định;
- Điều kiện về thu nhập của người lao động mất việc làm
Không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.Cụ thể: Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Xem thêm: Điều kiện hỗ trợ người lao động tự do mất việc làm do covid 19
Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ người lao động mất việc làm do covid 19 đủ điều kiện
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp chuẩn bị các giấy tờ sau gửi đến UBND cấp xã :
– Tờ khai đề nghị hỗ trợ
– Hợp đồng lao động; hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
Quyết định thôi việc;
– Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
– Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội; hoặc xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp không có Sổ bảo hiểm xã hội người lao động nêu rõ lý do trong Giấy đề nghị.
– Trình tự, thủ tục hỗ trợ người lao động mất việc làm do covid 19.
Sau khi nhận được hồ sơ của người lao động, UBND cấp xã rà soát và xác nhận mức thu nhập, tổng hợp danh sách trình UBND cấp huyện. UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong 02 ngày làm việc.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Trợ cấp thôi việc là một khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định, như sau:
– Tiền lương.
– Thời gian làm việc.
– – Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật lao động.
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động mà đáp ứng đủ các điều kiện:
1 – Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
2 – Bị mất việc làm do:
– Thay đổi cơ cấu, công nghệ;
– Lý do kinh tế;
– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;
– Bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020.
– Cư trú hợp pháp tại địa phương;
– Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.