Chào Luật sư, gia đình tôi có một trang trại sản xuất rau sạch bằng thủy canh rộng 05 ha. Nay gia đình tôi có cơ hội được một siêu thị lớn tại TP. HCM bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên quá trình ký kết hợp đồng gặp chúc khó khăn do gia đình tôi chưa đăng ký VietGap. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi điều kiện để được cấp giấy chứng nhận VietGap tại Việt Nam như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về điều kiện để được cấp giấy chứng nhận VietGap Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Định nghĩa VietGap là gì?
VietGap chính là tên gọi được viết tắt từ Vietnamese Good Agricultural Practices. VietGap chính là một loại chứng nhận được phía cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về việc cơ sở kinh doanh nông nghiệp của bạn đã đủ trình độ về khoa học kỹ thuật để có thể tạo ra một sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao tại Việt Nam. Hiện nay chứng nhận VietGap là một loại chứng nhận không thể thiếu trong ngành kinh doanh phát triển nông nghiệp tại Việt Nam minh chứng cho một sản phẩm nông nghiệp sạch.
Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về VietGap như sau:
– Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất và/hoặc sơ chế (sản xuất/sơ chế) phù hợp với VietGAP;
– Tổ chức chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với VietGAP (sau đây gọi là tổ chức chứng nhận VietGAP) là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoạt động chứng nhận VietGAP;
Các hình thức đánh giá chứng nhận VietGap
Hiện nay có 05 kiểu hình thức đánh giá chứng nhận VietGap tùy theo việc đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu hay đánh giá cấp giấy chứng nhận lại cho cá nhân/tổ chức. Trong 05 hình thức đánh giá này thì hình thức đánh giá giám sát, đánh giá lại, đánh giá đột xuất thường được sử dụng nhiều trong đánh giá cấp giấy chứng nhận VietGap. Việt có nhiều phương thức đánh giá chứng nhận VietGap sẽ làm tăng sự uy tín cho loại giấy chứng nhận này giúp cho người tiêu dùng cảm thấy yên tâm sử dụng.
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về hình thức đánh giá của tổ chức chứng nhận VietGAP như sau:
– Đánh giá lần đầu được thực hiện sau khi cơ sở sản xuất ký hợp đồng chứng nhận VietGAP.
– Đánh giá hành động khắc phục được thực hiện sau khi cơ sở sản xuất được đánh giá nhưng chưa đủ điều kiện được cấp hoặc duy trì hoặc mở rộng Giấy chứng nhận VietGAP.
– Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận VietGAP đã hết hiệu lực.
– Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận VietGAP. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước); số lần đánh giá giám sát do tổ chức chứng nhận quyết định tuỳ trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo việc duy trì VietGAP của cơ sở sản xuất.
– Đánh giá đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khi có khiếu nại về việc cơ sở sản xuất không tuân thủ VietGAP;
- Khi phát hiện sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo VietGAP không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm;
- Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận VietGap
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận VietGap khá khó khăn và phức tạp. Các tổ chức muốn được đăng ký là đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VietGap tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về việc hệ thống quản lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế, bên cạnh đó kèm theo phải có 02 chuyên gia có các chứng chỉ và các chuyên môn nghiệp vụ có thể đánh giá được trong lĩnh vực nông nhiệp.
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về điều kiện đối với tổ chức chứng nhận VietGAP như sau:
Đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật, doanh nghiệp, chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:
– Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng, phạm vi hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa;
– Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 – Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm (gọi chung là TCVN 7457:2004 ) về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
– Luôn có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá cho từng lĩnh vực thuộc biên chế chính thức hoặc lao động ký hợp đồng dài hạn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận VietGap như thế nào?
Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận VietGap hiện nay sẽ gồm nhiều quy trình khác nhau tùy thuộc vào việc bạn xin cấp giấy chứng nhận VietGap trong trường hợp nào. Ví dụ đánh giá việc cấp giấy chứng nhận VietGap theo từng sản phẩm hoặc đánh giá theo hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm hoặc đánh giá theo sản xuất nhiều khâu, nhiều công đoạn.
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về trình tự và nội dung đánh giá như sau:
– Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.
Riêng đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản; sản phẩm rau, quả, chè thuộc lĩnh vực trồng trọt; sản phẩm bò sữa, gia cầm, lợn, ong thuộc lĩnh vực chăn nuôi tiêu chí đánh giá theo Phụ lục IXA, Phụ lục IXB và Phụ lục IXC ban hành kèm theo Thông tư này cho đến khi ban hành VietGAP phiên bản mới.
– Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP (trong trường hợp cơ sở sản xuất không cung cấp được kết quả phân tích hoặc kết quả phân tích không phù hợp); phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, trường hợp chưa có quy định thì theo phương pháp của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.
– Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên:
- Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ theo Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này ;
- Đánh giá tài liệu lưu trữ;
- Đánh giá thành viên đại diện nhóm: Số lượng thành viên đại diện nhóm được đánh giá do tổ chức chứng nhận quyết định theo từng trường hợp cụ thể nhưng tối thiểu bằng căn bậc 2 (đối với đánh giá lần đầu) hoặc tối thiểu 2/3 của căn bậc 2 (đối với đánh giá lại) hoặc tối thiểu ½ của căn bậc 2 (đối với đánh giá giám sát) của tổng số thành viên trong nhóm.
– Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 và Điều 17 của Thông tư này các tổ chức chứng nhận VietGAP xây dựng hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đăng ký; trình tự và nội dung đánh giá, thời gian đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận VietGAP.
Tại sao phải có giấy chứng nhận VietGap?
VietGap chính là từ viết tắt của từ Vietnamese Good Agricultural Practices nghĩa là Thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam. Với mong muốn của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn khi xây dựng nên tiêu chuẩn VietGap này chính là nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo cơ hội cho sản phẩm Việt Nam đi vào được thị trường các nước khó tính thông qua các chứng nhận được ghi nhận về mô hình sản xuất, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh và các cam kết về nồng độ thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp.
Nhờ có chứng nhận VietGap, người tiêu dùng sẽ yên tâm và tin tưởng sử dụng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, thúc đẩy tiêu thụ nông nghiệp trong nước phát triển mạnh, tạo động lực người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận VietGap“. hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu tờ khai đăng ký sáng chế. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Tổng cục Thuỷ sản là cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vực thuỷ sản.
– Cục Trồng trọt là cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vực trồng trọt.
– Cục Chăn nuôi là cơ cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vực chăn nuôi.
Phương thức đánh giá để được cấp giấy chứng nhận VietGap như sau: Phương thức đánh giá sản phẩm được sản xuất/sơ chế phù hợp VietGAP: Đánh giá quá trình sản xuất/sơ chế kết hợp thử nghiệm mẫu điển hình; giám sát thông qua đánh giá quá trình sản xuất/sơ chế kết hợp với thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất/sơ chế.
– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra cơ quan chỉ định, cơ sở sản xuất, tổ chức chứng nhận VietGAP theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.
– Trường hợp cơ quan chỉ định có vi phạm, cơ quan kiểm tra, thanh tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp tổ chức chứng nhận VietGAP có vi phạm, cơ quan kiểm tra, thanh tra gửi biên bản kiểm tra, thanh tra cho cơ quan chỉ định đề nghị xem xét, xử lý vi phạm theo quy định.
– Trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP có vi phạm, cơ quan kiểm tra, thanh tra gửi biên bản kiểm tra, thanh tra cho tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận, đề nghị xem xét, xử lý vi phạm theo quy định.