Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm là việc làm vô cùng quan trọng trong thời buổi 4.0. Việc đăng ký mã số mã vạch giúp các nhà kinh doanh dễ dàng quản lý hàng hóa của mình, rút ngắn thời gian cũng như giảm kinh phí phải chi cho nhân lực trong vấn đề quản lý này. Từ đó căn chỉnh, đặt dự định chiến lược phân phối và phát triển của doanh nghiệp sắp tới. Vậy điều kiện đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019
Nội dung tư vấn
Mã vạch, mã số là gì?
Mã vạch (MV) là là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được thiết kế theo một nguyên tắc mã hoá nhất định để thể hiện mã số hoặc cả chữ lẫn số dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được còn còn gọi là thiết bị quét quang học.
Thiết bị đọc được kết nối với máy tính và mã vạch được giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tiệp dữ liệu liên quan đến hàng hóa được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa. Đăng ký mã vạch là một hoạt động rất cần thiết , giúp cho doanh nghiệp dễ quản lý; kiểm tra hàng hóa; tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu trọn gói 2021
Tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm?
Hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc các chủ thể phải thực hiện đăng ký mã vạch cho sản phẩm của mình. Vậy tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm? Đơn giản, vì chính những lợi ích mà thủ tục này mang lại.
Đăng ký mã vạch chính là căn cứ pháp lý để xác định việc in ấn mã vạch lên sản phẩm là hợp pháp. Tuy việc đăng ký sử dụng mã vạch không bắt buộc nhưng các doanh nghiệp muốn sử dụng mã vạch cho sản phẩm vẫn phải có sự đồng ý; cho phép bằng cách cấp giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước. Nếu không có khi bị kiểm tra, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP.
Việc đăng ký sử dụng mã vạch cho sản phẩm; hàng hóa giúp cho doanh nghiệp quản lý dễ dàng sản phẩm, nắm được số lượng chính xác các loại sản phẩm để có thể có những phương án, định hướng kinh doanh mới, phát triển quy mô, thị trường.
Điều kiện về hồ sơ đăng ký mã vạch
Để đăng ký mã vạch, khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ sau:
- Bản đăng ký sử dụng mã vạch.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại (Bản sao) hoặc Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác (Bản sao).
- Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
- Phiếu đăng ký thông tin cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tại 1 trong các cơ quan sau:
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCDLCL).
- Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam.
- Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Điều kiện về thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Trình tự đăng ký mã vạch
Bước 1: Doanh nghiệp soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn sử dụng mã số, mã vạch.
Thời hạn đăng ký mã vạch
Trong 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Tổng cục TCDLCL tiến hành thẩm định hồ sơ
Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp mã số, vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MV.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục TCDLCL sẽ ra thông báo cho doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp hoàn thiện.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi được cấp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng MV sẽ được gửi cho tổ chức/doanh nghiệp thông qua các tổ chức tiếp nhận hồ sơ.
Điều kiện về phí duy trì mã số mã vạch
Tổ chức, doanh nghiệp phải nộp phí cấp mã số mã vạch khi đăng ký sử dụng và phí duy trì sử dụng hàng năm cho tổ chức tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Thông tư Số: 232/2016/TT-BTC
Phí duy trì sử dụng phải nộp trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. Nếu quá thời hạn đó mà chưa nộp thì tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp biết để nộp. Nếu sau một năm tổ chức/doanh nghiệp không nộp phí duy trì sử dụng MV, Tổng cục TCĐLCL sẽ thu hồi mã số đã cấp, thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng và thông báo rộng rãi cho các cơ quan có liên quan.
Xem thêm: Đăng ký mã vạch sản phẩm ở đâu?
Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch
Thời hạn thẩm định hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục TCDLCL tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch
a) Nếu hồ sơ hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL cấp mã số; vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL đề nghị tổ chức/doanh nghiệp hoàn thiện.
Gửi giấy chứng cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch được gửi cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch thông qua các tổ chức tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày được Tổng cục TCĐLCL cấp.
- Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch được quy định tại Phụ lục IV của Quy định này.
Trường hợp đổi hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch
Khi tổ chức/doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch có sự thay đổi về tư cách pháp nhân; về tên gọi hoặc địa chỉ giao dịch hoặc Giấy chứng nhận bị mất hoặc hỏng,;tổ chức/doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục TCĐLCL để được đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận mới.Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí đổi và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
Có thể bạn quan tâm
- Nên đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền?
- Mua bản quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay
- Nhãn hiệu nổi tiếng có cần đăng ký bảo hộ không?
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Điều kiện đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa Điều kiện đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Logo là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp; là dấu hiệu giúp nhận diện giữa nhiều doanh nghiệp khác với nhau và giữa nhiều loại hàng hoá/dịch vụ do các doanh nghiệp đó cung cấp với nhau.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu không đi một mình mà phải luôn gắn liền với một, một số hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ tương ứng.
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực; địa phương; vùng lãnh thổ; hay một quốc gia cụ thể. Chỉ dẫn địa lý như là một lời thể hiện chất lượng; uy tín và danh tiếng của sản phẩm do tính chất của nguồn gốc địa danh nơi sản phẩm được tạo ra. Chỉ dẫn địa lý được coi là một trong những đối tượng được bảo hộ thuộc Phần thứ ba về Quyền sở hữu công nghiệp của Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2009.