Hiện nay, việc chuyển nhượng nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Đây là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ thuộc vào ý chí, sự thỏa thuận của các bên. Khi chuyển nhượng, cần đảm bảo các điều kiện và phải làm thủ tục đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền. Vậy, điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu là gì? Sau đây, Luật sư X sẽ cung cấp thông tin cho bạn!
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019
Nội dung tư vấn
Nhãn hiệu là gì?
Theo quy định của Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ; thì:
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Để phân biệt sản phẩm của các công ty, người tiêu dùng khi nhình vào nhãn hiệu có thể dễ dàng nhận biết được. Vì mỗi sản phẩm, mỗi công ty sẽ phải thiết kế nhãn hiệu riêng.
Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được; có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Bạn đọc có thể tham khảo:
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, tra cứu thương hiệu uy tín
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam
Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu
Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng. Hơp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quẩn lý nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp. Cụ thể, là phải đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, không phải mọi nhãn hiệu đều được chuyển nhượng; và cũng không phải mọi trường hợp đã đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ đều được chuyển nhượng; mà phải đáp ứng những điều kiện sau:
Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ đực chuyển nhượng và quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc, tên thương mại hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Như vậy, phải đáp ứng 03 điều kiện trên thì nhãn hiệu mới được chuyển nhượng.
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Khi chuyển nhượng nhãn hiệu; các bên phải thỏa thuận với nhau và phải có hợp đồng bằng văn bản. Đây sẽ là căn cứ pháp lý cho việc chuyển nhượng; đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và là cơ sở giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra.
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện, nội dung sau đây:
- Họ tên, thông tin, địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
- Số văn bằng chuyển nhượng nhãn hiệu.
- Căn cứ chuyển nhượng.
- Giá chuyển nhượng.
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu
Nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu; và đã thỏa thuận, lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu; các bên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau để nộp tới cơ quan có thẩm quyền; gồm:
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
- Tờ khai đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu (theo mẫu).
- Bản gốc văn bằng bảo hộ.
- Văn bản đồng ý của các đồng sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ dồng sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Câu hỏi thường gặp
Bạn có 02 cách để nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiêu:
Cách 01: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ tại 03 địa điểm chính gồm: trụ sở tại Hà Nội; văn phòng đại diện tại Đà Nẵng hoặc thành phố Hồ Chí Minh.
Cách 02: Nộp hồ sơ online tại Cổng thông tin trực tuyến với địa chỉ http://www.noip.gov.vn/
Chuyển nhượng nhãn hiệu với những bước cơ bản sau:
Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Bước 2: Thực hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Cục sở hữu trí tuệ nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Bạn nên đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube, Tik Tok của mình. Vì nếu không đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ có thể gặp phải những rủi ro như: người khác sẽ lợi dụng sự nổi tiếng của bạn để đăng ký nhãn hiệu mang tên bạn… Do đó, bạn nên đăng ký nhãn hiệu để được đảm bảo về quyền lợi của mình.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vì vậy, khi cạnh tranh trên thị trường, việc các đối thủ sao chép; sử dụng nhãn hiệu bất hợp pháp có thể xảy ra. Do đó, khi thành lập doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Việc đăng ký vừa bảo vệ được nhãn hiệu, vừa tránh được những trường hợp phát sinh không đáng có. Nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.