Xin chào Luật sư X, tôi mới vào lĩnh vực bất động sản chưa lâu, nay thầu được một mảnh đất do nhà nước giao để thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, hiện tôi đang thực hiện các thủ tục tách thửa để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình xây nhà ở. Tuy nhiên, tôi nghe nói nếu muốn kinh doanh dự án phân lô, bán nền thì chủ đầu tư phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Vậy điều kiện chủ đầu từ dự án được phân lô, bán nền năm 2023 là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- Luật Đất đai năm 2013
Điều kiện chủ đầu tư dự án được phân lô bán nền năm 2023
Đất phân lô bán nền là một cụm từ thường được dùng trong các hoạt động mua bán bất động sản và chưa được định nghĩa trong một văn bản pháp luật cụ thể. Việc phân lô để bán về bản chất là việc tách thửa đất được giao/cho thuê/công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Tuy nhiên, trên thực tế, phân lô bán nền thường được hiểu là việc chia tách thửa đất của chủ đầu tư thành các lô đất, nền đất nhỏ hơn để thực hiện chuyển nhượng cho khách hàng khi đảm bảo đủ điều kiện (như xây dựng xong kết cấu hạ tầng cơ bản,…) mà không phải là chỉ chung các trường hợp tách thửa của người sử dụng đất (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế,…) theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, việc mua bán/chuyển nhượng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở dể bán hoặc để bán kết hợp cho thuê chỉ được thực hiện khi đảm bảo các điều kiện tại Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 17 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP), cụ thể như sau:
Một là, chủ đầu tư phải hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng (thường được gọi là kết cấu hạ tầng cơ bản) trước khi thực hiện chuyển nhượng dưới hình thức phân lô, bán nền
- Những hạng mục phải hoàn thiện gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt;
- Và phải đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực.
Hai là, chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án đầu tư
Các nghĩa vụ tài chính gồm: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, phí, lệ phí liên quan.
Ba là, điều kiện về khu vực, loại đô thị được thực hiện chuyển nhượng dưới hình thức phân lô, bán nền (khoản 2 Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
- Dự án thực hiện: Dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Khu vực thực hiện việc phân lô, bán nền không nằm trong địa bàn các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.
Bốn là, các điều kiện khác về quy hoạch đô thị, xây dựng, phát triển kinh doanh bất động sản và nhà ở theo quy định pháp luật hiện hành.
Đây là những điều kiện mà chủ đầu tư phải đáp ứng trước khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền.
Cần lưu ý những vấn đề gì khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô bán nền?
Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, người nhận chuyển nhượng cần xem xét kỹ các giấy tờ pháp lý liên quan đến lô/ thửa đất và lưu ý:
- Bên chuyển nhượng phải là chủ đầu tư của dự án.
- Chủ đầu tư phải được UBND cấp tỉnh cho phép chuyển nhượng đất dưới hình thức phân lô, bán nền.
Người nhận chuyển nhượng có thể dựa vào quyết định giao đất, quyết định phê duyệt dự án, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, văn bản cho phép của UBND cấp tỉnh… để xác định.
- Nếu nhận chuyển nhượng từ cá nhân khác thì hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người nhận chuyển nhượng không nên ký các dạng hợp đồng đặt cọc, hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh với các công ty môi giới bất động sản; ký mua đất dạng sổ chung, đất nông nghiệp (trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm…)…
Mức phạt hành chính khi tự ý phân lô bán nền thực hiện mua bán là bao nhiêu?
Hiện nay, rất nhiều trường hợp người sử dụng đất tự ý phân lô, tách thửa để bán mà không tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về đất đai.
Hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ điều kiện theo quy định pháp luật hiện hành (tự ý phân lô bán nền khi không đủ điều kiện theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 17 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP hoặc đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 17 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP nhưng chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 194 Luật Đất đai 2013) bị xử phạt hành chính với mức phạt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ một trong các điều kiện quy định pháp luật thì mức phạt áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 91/2019/NĐ-CP
- Đối với diện tích đất đã chuyển nhượng dưới 0,5 ha: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng;
- Đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 0,5 ha đến dưới 01 ha: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng;
- Đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 01 ha đến dưới 03 ha: Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng;
- Đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 03 ha trở lên: Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng;
- Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ từ 02 điều kiện trở lên theo quy định pháp luật thì mức phạt áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 91/2019/NĐ-CP
- Đối với diện tích đất đã chuyển nhượng dưới 0,5 ha: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng;
- Đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 0,5 ha đến dưới 01 ha: Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng;
- Đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 01 ha đến dưới 03 ha: Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng;
- Đối với diện tích đất đã chuyển nhượng từ 03 ha trở lên: Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 01 tỉ đồng;
Lưu ý: Hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ điều kiện theo quy định pháp luật hiện hành bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2019/NĐ-CP) như sau:
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc làm thủ tục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép phân lô, bán nền đối với trường hợp chưa có văn bản cho phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 194 của Luật đất đai;
b) Buộc chủ đầu tư phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai đối với trường hợp không đủ điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung thành điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP);
c) Buộc chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trong việc hoàn thành xây dựng nhà theo đúng thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp không đủ điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung thành điểm c khoản 1 Điều 43 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP);
d) Buộc chủ đầu tư nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Nghị định này.
Hành vi vi phạm ngoài việc bị áp dụng hình phạt chính là phạt tiền thì người vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như chúng tôi đã nêu trên, trong một số trường hợp (ví dụ như đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, không xác định được đối tượng vi phạm, người vi phạm đã chết,…) thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không ban hành quyết định xử phạt nhưng ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (khoản 2 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Điều kiện chủ đầu tư dự án được phân lô bán nền năm 2023” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Ngoài việc tìm hiểu phân lô bán nền là gì, nhà đầu tư cũng nên tham khảo ưu nhược điểm của đất nền phân lô để cân nhắc trước khi xuống tiền.
Ưu Điểm
Đất phân lô bán nền có ưu thế về giá bán, không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tư. Chỉ với số vốn ban đầu trên dưới 1 tỷ đồng, các nhà đầu tư đã có thể sở hữu một lô đất nền tại các tỉnh ven đô.
Bên cạnh yếu tố giá trị thực, sở hữu tài sản đảm bảo thì trong bối cảnh gia tăng dân số, quỹ đất ngày càng hạn hẹp, nhu cầu nhà ở nhiều lên khiến giá đất nền luôn tăng, thậm chí sinh lời cao chỉ trong thời gian ngắn. Cùng với đó, hình thức đầu tư đất nền khá đa dạng, từ lướt sóng hoặc đầu tư lâu dài, xây dựng để ở hoặc cho thuê lại.
Nhược Điểm
Tuy nhiên, trước tình trạng phân lô bán nền trái phép diễn ra tràn lan, phân khúc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đó là trường hợp các dự án “ma”, chưa đủ điều kiện mở bán nhưng chủ đầu tư vẫn thu tiền của khách hàng. Người mua đất nền phân lô trái phép muốn lấy tiền cũng gặp rắc rối, thậm chí có nguy cơ mất trắng.
Một rủi ro nữa là mua bán đất nền phân lô không chính chủ bởi hợp đồng mua bán đất sẽ không có giá trị pháp lý nếu người mua không ký kết hợp đồng với chủ đầu tư hoặc chủ đất.
Cũng có trường hợp nhiều khách hàng mua nền đất, ký hợp đồng mua bán hợp pháp với chủ đầu tư nhưng không thể xây nhà vì đất chưa lên thổ cư, chưa có sổ đỏ do lô đất đã bị chủ đầu tư cầm cố ngân hàng.
Người mua có thể liên hệ văn phòng đất đai tại nơi mua đất để kiểm tra bởi một số dự án dù đã đủ điều kiện phân lô bán nền nhưng đang bị thế chấp, kê biên hay tranh chấp. Việc xác minh thông tin tại văn phòng đất đai cũng giúp người mua biết được dự án mình sắp mua có thật không, tránh mua phải dự án “ma” dẫn đến “tiền mất tật mang”. Ngoài ra, người mua không nên ký các dạng hợp đồng đặt cọc, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn… vì tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nếu bên bán không phải là chủ đầu tư mà là cá nhân, người mua cần xem xét lại vì lợi nhuận bất chính nhiều kẻ xấu lợi dụng bán dự án “ma”. Do đó, điều đầu tiên là người mua cần phải xác định rõ thông tin này.
Bên cạnh đó, người mua cần tìm hiểu, xác nhận người thực hiện giao dịch với bạn có được phía chủ đầu tư ủy quyền hay không. Vì hiện nay có nhiều “cò đất” giới thiệu không rõ ràng thông tin, không đưa ra văn bản ủy quyền nhưng lại đứng ra thực hiện các thủ tục.