Chứng khoán tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có trái phiếu là một loại hình được chào bán dưới nhiều hình thức chuyển đổi hay kèm chứng quyền riêng lẻ bởi các doanh nghiệp. Từ đó, phát sinh những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Vậy điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng là gì? Việc chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng được pháp luật quy định như thế nào? Cùng Luật sư X đi tìm lời giải cho những vướng mắc trên nhé!
Căn cứ pháp lý
Khái niệm trái phiếu và trái phiếu riêng lẻ
Trái phiếu là gì?
Theo khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 quy định cụ thể như sau:
3. Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Như vậy có thể hiểu, trái phiếu là hình thức xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành với người sở hữu trái phiếu với một khoản tiền trong một khoảng thời gian xác định. Đơn vị phát hành ở đây có thể là doanh nghiệp hoặc chính phủ. Đơn vị phát hành trái phiếu có nghĩa vụ trả lợi tức cho người sở hữu trái phiếu và hoàn trả khoản vay tại thời điểm trái phiếu đáo hạn.
Có đa dạng các loại trái phiếu khác nhau và để xác định được thì cần phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:
- Đơn vị phát hành trái phiếu (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ);
- Lợi tức (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất bằng không);
- Mức độ đảm bảo thanh toán;
- Hình thức và tính chất của trái phiếu…
Trái phiếu riêng lẻ là gì?
Trái phiếu riêng lẻ hay còn được gọi với cái tên khác là trái phiếu công ty phát hành riêng lẻ. Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về Trái phiếu riêng lẻ như sau:
2. “Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet.
Quy định chung về điều kiện chào bán trái phiếu của công ty đại chúng
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 quy định về Điều kiện chào bán trái phiếu theo Nghị định 153/2020/NĐ-CP, thì doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau mới được phép chào bán trái phiếu:
1. Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
b) Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.
c) Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
d) Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
đ) Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
e) Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng
Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Chứng khoán năm 2019 như sau:
2. Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án phát hành và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ tiêu chí, số lượng, nhà đầu tư;
b) Đối tượng tham gia đợt chào bán chỉ bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
c) Việc chuyển nhượng trái phiếu chào bán riêng lẻ chỉ được thực hiện giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật;
d) Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn;
đ) Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
e) Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật (nếu có).
Hồ sơ chào bán trái phiếu
Quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, hồ sơ chào bán trái phiếu được xem là hợp lệ cần đủ những tài liệu cơ bản sau:
2. Hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
a) Phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Tài liệu công bố thông tin về đợt chào bán trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính;
c) Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu.
d) Báo cáo tài chính năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán;
đ) Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có);
e) Quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của cấp có thẩm quyền;
g) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
h) Tài liệu chứng minh đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động đối với doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật chuyên ngành;
i) Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngoài các tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và điểm g khoản này hồ sơ chào bán trái phiếu còn có các tài liệu khác.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho quý doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và đầu tư. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Giấy phép sàn thương mại điện tử, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính, … của chúng tôi; Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Quy định phát hành trái phiếu ra công chúng
- Mẫu trái phiếu doanh nghiệp
- Tại sao doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Câu hỏi thường gặp
+ Trái phiếu tự do chuyển nhượng và miễn phí giao dịch.
+ Giá sẽ thương lượng giữa người mua và người bán.
+ Thuế chuyển nhượng là 0.1% trên giá trị chuyển nhượng
Đầu tư cổ phiếu cũng tiềm ẩn rủi ro. Những rủi ro có thể xuất phát từ lạm phát, lãi suất, thanh khoản, rủi ro. Tuy nhiên có thể sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro với trái phiếu và có chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả.
+ Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
+ Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.