Xin chào Luât sư? Tôi tên là Phạm Văn B; tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Khi đang lưu thông xe máy trên QL5A; vào lúc 20h tôi có bắn tốc độ 55km/h và bị phạt 1.500.000 VNĐ. Khi tôi hỏi giao thông khi các anh thi hành nhiệm vụ các anh có giấy tờ gì để bắt tôi; có chuyên đề về bắn tốc độ hay chuyên đề kiểm tra giấy tờ xe không; thì giao thông không xuất trình giấy tờ gì cả, rồi lập biên bản tôi phạt tôi 750.000đ và hẹn 7 ngày giải quyết.
Vậy có đúng luật không? Và khi tham gia giao thông bắn tốc độ sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Luật sư X xin giải đáp thắc mức của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Thông tư 31/2019/TT-BGTVT
Nội dung tư vấn
Để biết được điều khiển xe quá tốc độ bị xử phạt bao nhiêu tiền; thì trước hết chúng ta hãy tìm hiểu pháp luật quy định tốc độ được phép khi tham gia giao thông nhé!
Tốc độ được cho phép khi tham gia giao thông
Theo quy định tại khoản 1, Điều 12 của Luật giao thông mới nhất, người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Tại Điều 6, Điều 7, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT hướng dẫn cụ thể quy định này như sau:
Trong khu vực đông dân cư:
Đường đôi; đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên: Tối đa 60km/h;
Đường hai chiều; đường một chiều có 01 làn xe cơ giới: Tối đa 50km/h
Ngoài khu vực đông dân cư:
- Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:
Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;
- Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):
Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
- Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):
Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
- Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:
Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
Xem thêm: Sản xuất , sử dụng biển số xe giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Điều khiển xe quá tốc độ sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo đó, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; thì mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ quy định cụ thể như sau:
Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5).
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng; (Điểm b Khoản 11 Điều 5);
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng; (Điểm c Khoản 11 Điều 5).
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng; (Điểm c Khoản 11 Điều 5).
Đối với mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6).
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng; (Điểm c Khoản 10 Điều 6).
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng:
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 7).
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 7).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 10 Điều 7).
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (Điểm b Khoản 6 Điều 7).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 7).
Điều khiển xe thấp hơn mức độ cho phép có bị phạt?
Chú ý: Khi gặp biển dạng này thì người điều khiển phương tiện cũng phải đảm bảo tốc độ nằm trong khoảng cho phép từ 60Km/giờ đến 100 Km/giờ; nếu vượt quá hoặc chạy dưới tốc độ cho phép cũng bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b, khoản 2; điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP.
“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định.”
Trên đường cao tốc, nếu chạy dưới tốc độ cho phép thì sẽ bị phạt theo quy định thại điểm s, khoản 3, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP; với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng: “s). Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép”.
Như vậy với lỗi của bạn điều khiển xe quá tốc độ là 15km/h; thì sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; (Điểm a Khoản 4 Điều 6).
Hy vọng rằng bài viết “Điều khiển xe quá tốc độ quy địnhsẽ bị xử lý như thế nào?” có ích cho độc giả
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 125; Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
1/ Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt; thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2/ Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính; mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
3/ Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt; (trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính)
Căn cứ theo Điều 125; Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn tạm giữ tang vật; phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày; kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.