Tai nạn giao thông là điều không mong muốn; thường dẫn đến thương tích, tử vong và thiệt hại tài sản. Tuy nhiên, do yếu tố khác nhau, tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra. Vậy pháp luật quy định về xử phạt người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X chia sẻ với bạn đọc về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông bị xử phạt bao nhiêu?
Khi điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông; tùy theo hành vi, mức độ vi phạm; sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý khác nhau, cụ thể như sau:
- Căn cứ khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông do thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Không chú ý quan sát; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông.
+ Đi vào đường cao tốc; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe; lùi xe, tránh xe, vượt xe; chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông.
+ Không đi đúng phần đường; làn đường; không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định; gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều của đường một chiều; đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông; trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6 NghỊ định này (sẽ trình bày ở phía dưới).
Như vậy, nếu điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông thuộc một trong các hành vi nêu trên; người điều khiển xe máy có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Căn cứ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; khi người điều khiển xe gây tai nạn có một trong các hành vi sau:
+ Gây tai nạn giao thông không dừng lại;
+ Gây tai nạn giao thông không giữ nguyên hiện trường;
+ Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền;
+ Gây tai nạn giao thông nhưng không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Như vậy, nếu điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông thuộc một trong các hành vi nêu trên; thì người điều khiển xe máy có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Quy định này, nhằm nâng cao ý thức của người điều khiển xe; tinh thần trách nhiệm khi gây tai nạn; và thể tính nhân đạo, đề cao con người, đặt ưu tiên cứu người lên hàng đầu.
- Căn cứ khoản 9 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng; khi người điều khiển xe có hành vi gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ do:
+ Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe;
+ Dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe;
+ Nằm trên yên xe điều khiển xe;
+ Thay người điều khiển khi xe đang chạy;
+ Quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
+ Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
+ Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
+ Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
Có thể thấy, các hành vi nêu trên là những hành vi vô cùng nguy hiểm; mang tính rủi cao, dễ gây ra tai nạn giao thông. Do đó, mức phạt tương đối cao; cụ thể người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông thuộc một trong các hành vi nêu trên; có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng. Với mức phạt này nhằm tăng tính răn đe. Qua đó, yêu cầu người điều khiển xe máy phải có ý thức; trách nhiệm cao khi tham gia giao thông; nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội.
Điều khiển xe máy gây tai nạn có phải chịu trách nhiệm hình sự không ?
Người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông có thể phải chịu trách nhiệm hình sự; khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Căn cứ khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự 2017; người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ; gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Trong trường điều khiển xe máy gây tai nạn có thiệt hại về tài sản; tính mạng con người lớn hơn. Người điều khiển xe máy có thể bị áp dụng hình phạt theo khoản 2 Điều 260 bộ luật hình sự. Cụ thể, bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm; khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không có giấy phép lái xe theo quy định;
+ Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu; hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định; có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
+ Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm; hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
+ Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Thậm chí, theo quy định tại khoản 3 Điều 260 bộ luật hình sự 2017; người điều khiển xe gây tai nạn có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; khi thuộc một trong các trường hợp :
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Hơn nữa, khi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định khoản 3 Điều 260. Nếu không được ngăn chặn kịp thời; thì người điều khiển xe máy gây tai nạn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm: Bị xử phạt vi phạm giao thông sai người dân nên làm gì ?
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Thông tin liên hệ
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, gây tai nạn giao thông ngoài áp dụng biện pháp phạt tiền, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Tùy tùng trường hợp, mức độ vi phạm thời gian bị tước quyền sử dụng sẽ khác nhau.
Căn cứ khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2020, Thời hạn tạm giữ xe không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. Trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạo theo quy định của luật nhưng tối đa không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Căn cứ Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2020, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.