Xin chào Luật sư. Tôi tên là Mỹ. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước đúng không? Hồ sơ điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ? Mong được luật sư giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
Định nghĩa thuế giá trị gia tăng
Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Điều chỉnh tăng giảm thuế giá trị gia tăng như thế nào
Đối với doanh nghiệp kê khai tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Nếu trong quá trình kê khai giá trị gia tăng phát hiện ra sai sót, thực hiện kê khai bổ sung. Các doanh nghiệp phải đảm bảo tính đúng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho nhà nước.
Bộ phận kế toán phải đảm bảo số liệu trên phần mềm kế toán khớp với số liệu khai thuế. Khi phát hiện sai sót cần điều chỉnh, kế toán viên thực hiện nhiều bước để xác định. Đồng thời đưa ra hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào chính xác nhất. Kế toán viên có thể chia việc hạch toán điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ thành các trường hợp:
Trường hợp 1: Khi gặp sai sót trong nhập tờ khai thuế
Điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ do kế toán viên gặp sai sót trong khi nhập tờ khai thuế
=> Lúc này kế toán chỉ cần thực hiện kê khai điều chỉnh lại tờ khai thuế. Kế toán viên không cần thiết thực hiện hạch toán lại.
Trường hợp 2: Sai sót về số lượng, thành tiền, giá bán,…
Hạch toán điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ do phát hiện hóa đơn bị sai sót về số lượng, thành tiền, giá bán…
Trong trường hợp này, giảm thuế GTGT được khấu trừ đồng nghĩa với giảm số tiền phải trả người bán. Do đó phải ghi nợ TK 331.
Nếu hóa đơn chỉ bị ghi sai số thuế GTGT đầu vào
Nếu hóa đơn chỉ bị ghi sai số thuế GTGT đầu vào. Đồng thời giá trị hàng hóa, chi phí mua vào không bị thay đổi, kế toán ghi
Nợ TK 331
Có TK 1331
Nếu hóa đơn hàng hóa mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản đầu vào bị sai sót số liệu
Nếu hóa đơn hàng hóa mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản đầu vào bị sai sót cả về số lượng, giá bán, thành tiền dẫn đến sai giá trị. Kế toán phải hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT được khẩu trừ lại giá trị của các khoản mục này.
Với hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ còn trong kho, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 156, 211,….
Có TK 1331
Với hàng đã bán, kế toán ghi giảm giá vốn hàng bán:
Nợ Tk 331
Có TK 632
Có TK 1331
Với dịch vụ mua trực tiếp được hạch toán làm chi phí, hoặc các NVL, CCDC đã xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 154, 641, 642, 627, 622…
Có TK 1331
Cuối kỳ, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ .Từ cơ sở đó, xác định số thuế GTGT phải nộp hoặc số thuế GTGT được khấu trừ chuyển kỳ sau. Nếu phát sinh các khoản chậm nộp, kế toán hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra như trường hợp chậm nộp bên dưới
Trường hợp trước đó công ty đã thanh toán đủ tiền cho nhà cung cấp. Sau khi xác định sai sót hóa đơn mà không thu lại được các khoản điều chỉnh giảm. Kế toán viên thực hiện thêm một bút toán hạch toán tăng chi phí mà doanh nghiệp phải chịu:
Nợ TK 811
Có TK 331
Trường hợp 3: Không đáp ứng đủ điều kiện khấu trừ GTGT đầu vào
Điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ do khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Theo quy định tại thông tư 130/2016/TT-BTC, với thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.
Nếu giảm thuế GTGT được khấu trừ làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, kế toán ghi:
Nợ TK 811
Có TK 1331
Nếu giảm thuế GTGT được khấu trừ làm tăng số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 811
Có TK 3331
Với trường hợp này, ngoài việc nộp thêm tiền thuế GTGT vào NSNN là số tiền chênh lệch so với số thuế phải nộp trước đó. Doanh nghiệp còn phải nộp thêm một khoản “tiền chậm nộp vào NSNN” do quá hạn nộp thuế GTGT. Mức tiền chậm nộp được tính như sau:
Số tiền chậm nộp vào NSNN = Số tiền thuế chậm nộp x 0,03% x số ngày nộp chậm
Trong đó, thời gian tính chậm nộp tính liên tục từ ngày phát sinh chậm nộp đến ngày phía trước liền kề ngày hoàn thiện nộp thuế vào Ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp cần tự xác định số tiền thuế thiếu và số tiền phạt chậm nộp. Sau đó hoàn thiện nộp thuế cho NSNN sớm nhất. Trường hợp doanh nghiệp không tự xác định thì cơ quan thuế sẽ ấn định.
Kế toán hạch toán khoản phạt nộp chậm như sau:
Nợ TK 811
Có TK 3339
Hồ sơ điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ
Khấu trừ thuế vốn là quyền lợi của doanh nghiệp bởi công tác khấu trừ thuế giá trị gia tăng nói riêng và khấu trừ thuế nói chung sẽ giúp xác định được số thuế GTGT cần nộp. Từ đó chống thất thu thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN), đồng thời giúp đảm bảo bản chất của thuế GTGT là “đánh chủ yếu vào người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ cuối cùng”.
Trong quá trình kê khai, khấu trừ thuế, doanh nghiệp có thể gặp các sai sót dẫn đến phải kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ. Hồ sơ khai bổ sung hay hồ sơ điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ thường bao gồm các loại giấy tờ:
- Tờ khai thuế của kỳ phát sinh sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh
- Biên bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh theo đúng mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC
- Tài liệu kèm theo để giải thích số liệu trong biên bản giải trình kê khai bổ sung, điều chỉnh.
Theo khoản 8 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC
- Nếu sai sót xuất hiện là hóa đơn đầu vào, kế toán viên có thể kê khai bổ sung vào mọi thời điểm sau khi phát hiện sai sót, trước khi cơ quan thuế có quyết định thanh – kiểm tra.
Tiến hành hạch toán điều chỉnh giảm doanh thu, Thuế GTGT
Hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ chỉ được thực hiện khi phát hiện hóa đơn có sai sót. Kế toán viên tiến hành lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào như sau:
Bên bán:
Nợ TK: 511
Nợ TK: 33311
Có TK: 111, 112, 131
Bên mua:
Nếu hàng còn tồn trong kho thì ghi Giảm giá trị hàng hóa:
Nợ TK: 111, 112, 331
Có TK: 156
Có TK: 331
Nếu hàng đã bán thì ghi Giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK: 111,112, 331
Có TK: 632
Có TK: 1331
Nếu hàng hóa được đưa vào sản xuất, kinh doanh quản lý thì ghi Giảm chi phí đó xuống:
Nợ TK: 111, 112, 331
Có TK: 154, 642…
Có TK: 1331
Ví dụ: Tại kỳ thuế quý III năm 2020, doanh nghiệp B phát hiện có 01 hóa đơn đầu vào ngày 26/03/2020 chưa kê khai vào kỳ thuế quý I năm 2020.
⇒ Doanh nghiệp thực hiện kê khai hóa đơn đó vào quý hiện tại (quý III năm 2020).
Nếu sai sót xuất hiện là hóa đơn đầu ra, kế toán viên cần kê khai bổ sung, điều chỉnh tại kỳ xuất hiện sai sót và phải chịu tiền chậm nộp trên số thuế khai (nếu có).
Ví dụ: Tại kỳ thuế quý III năm 2020, doanh nghiệp B phát hiện thiếu 01 hóa đơn phát sinh ngày 06/04/2020 chưa kê khai vào kỳ thuế quý II năm 2020.
⇒ Doanh nghiệp thực hiện kê khai bổ sung điều chỉnh lại tờ khai thuế GTGT của quý II năm 2020.
Tờ khai thuế giá trị gia tăng kỳ khai thuế hiện tại luôn phải lấy theo số dư cuối kỳ (Chỉ tiêu 43) của tờ khai chính thức kỳ khai thuế liền kề phía trước và thực hiện điều chỉnh (nếu có).
Ví dụ: Tại Quý III năm 2020, doanh nghiệp có số thuế khấu trừ chuyển sang kỳ sau (chỉ tiêu 43) là 15 triệu đồng. Tuy nhiên, tại kỳ khai thuế quý IV năm 2020, kế toán viên phát hiện sai sót và đã thực hiện nộp bổ sung tờ khai quý III dẫn đến số liệu ở chỉ tiêu 43 chuyển thành 12 triệu đồng thay vì 15 triệu đồng. Lúc này, chỉ tiêu 22 trên tờ khai thuế GTGT quý IV năm 2020 sẽ là 12 triệu đồng và kế toán ghi thêm điều chỉnh vào chỉ tiêu Điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ (chỉ tiêu 37) 3 triệu đồng.
Khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC cũng chỉ rõ những trường hợp kê khai bổ sung thuế, trong đó có bao gồm trường hợp kê khai bổ sung điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ. Theo đó có 02 trường hợp điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ bao gồm:
- Trường hợp 01: Kê khai bổ sung điều chỉnh làm giảm số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
- Trường hợp 02: Kê khai bổ sung điều chỉnh làm giảm số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ đồng thời làm tăng số thuế giá trị gia tăng
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Điều chỉnh tăng giảm thuế giá trị gia tăng như thế nào“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký trích lục khai sinh trực tuyến, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Dịch vụ khách sạn có được giảm thuế không?
- Mẫu hóa đơn bán hàng giảm thuế mới 2022
- Chuyển nhượng vốn ngang giá có phải nộp thuế TNCN?
Các câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số điểm được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC), các trường hợp không phải khai, nộp thuế GTGT gồm:
Trường hợp 1: Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC), những hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT gồm:
– Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
– Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại.
Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp.
– Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
– Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
Thuế suất thuế GTGT là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Thuế suất thuế GTGT gồm 03 mức khác nhau: 0%, 5% và 10%