Quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng của công dân khi tham gia tố tụng và luôn được đề cập trong các đạo luật của mỗi quốc gia. Ở nước ta, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc Hiến định; đồng thời là nguyên tắc đặc thù của tố tụng hình sự. Việc ghi nhận và thực hiện nguyên tắc này góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; Tòa án giải quyết vụ án khách quan, toàn diện và chính xác. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định rõ các vấn đề liên quan đến quyền bào chữa của người bị buộc tội; trong đó có quyền tự bào chữa của bị can tại Điều 60. Vậy quyền tự bào chữa của bị can theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự cần phải được hiểu như thế nào?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền tự bào chữa của bị can nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
- Quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự là quyền của người bị bắt; bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật; nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội; làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự; hoặc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Điều 16 BLTTHS ghi nhận nguyên tắc này với nội dung sau: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa; nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo; giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại; đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa; quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.
- Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội được hiểu là việc cơ quan; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tạo điều kiện cần và đủ để người bị buộc bắt; người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đưa ra những lập luận và lí lẽ; chứng cứ phủ nhận một hay toàn bộ sự buộc tội; làm giảm trách nhiệm hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đặc điểm của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là nguyên tắc cơ bản, đặc trưng của luật TTHS Việt Nam, áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trở thành phương châm, định hướng chi phối toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động TTHS.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội có hai nội dung cơ bản là xác định nội dung quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa; đồng thời, quy định cơ quan tiến hành tố tụng trên cơ sở quy định của Luật TTHS trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắ, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
- Thứ nhất, người bị buộc tội có quyền tự bào chữa. Tự bào chữa là việc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự mình thực hiện các quyền tố tụng được pháp luật quy định cho họ nhằm đưa ra các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước cơ quan tiến hành tố tụng trong các quá trình giải quết VAHS.
- Thứ hai, người bị buộc tội có quyền được nhờ luật sư hoặc người khác để bào chữa. Nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa là việc người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thông qua luật sư hoặc người khác để thực hiện các quyền tố tụng được pháp luật quy định nhằm đưa ra các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước cơ quan THTT trong quá trình giải quyết VAHS.
- Thứ ba, cơ quan, người có thẩm quyền THTT có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của BLTTHS.
Bảo đảm quyền tự bào chữa của bị can theo quy định của pháp luật
Bị can có quyền được biết những thông tin cần thiết liên quan đến việc bị khởi tố.
- Được biết lí do mình bị khởi tố. Trách nhiệm giải thích cho bị can tong trường hợp này thuộc về Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; phải được ghi lại nội dung theo biên bản hỏi cung, đưa vào hồ sơ vụ án;
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ. Việc giải thích cho bị can quyền và nghĩa vụ cũng chính là để bị can nắm bắt được thông tin; chủ động trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình.
- Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can… và các quyết định tố tụng khác.
Cách thức bảo vệ quyền lợi của bị can
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình; hoặc buộc phải nhận mình có tội. Việc làm này góp phần giải quyết được những bất cập trong các vụ án; mà các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng lời khai bất lợi cho bị can bị cáo; hoặc chỉ sử dụng duy nhất lời nhận tội của họ để kết tội khi đưa ra quyết định truy tố, xét xử.
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Bị can có quyền trình bày ý kiến của mình về những vật đó;
- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; người giám định, người định giá tài sản; người phiên dịch, người dịch thuật.
- Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội; hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa.
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định về người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong Tố tụng hình sự?
- Khởi tố vụ án hình sự là gì?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quyền tự bào chữa của bị can theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ luatsux: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Bị can, bị cáo đều có quyền tự chủ về việc khai báo. Những gì bất lợi, họ có thể không buộc phải khai báo; cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Nếu bị can thấy người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; người giám định, người định giá tài sản; người phiên dịch, người dịch thuật làm việc không minh bạch, công khai; gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ; họ có quyền đề nghị thay đổi để tự bảo vệ chính mình.