Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng buộc các bị can, bị cáo không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án… Vậy Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về cấm đi khỏi nơi cư trú như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Luật sư X nhé!
Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì?
Theo Khoản 1 Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
“Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng buộc bị can, bị cáo không được đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt theo giấy triệu tập”.
Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định vấn đề gì?
Biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự do người có thẩm quyền áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Đây là biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giam. Người bị áp dụng biện pháp này không bị cách ly khỏi xã hội mà họ chỉ bị hạn chế quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi ở trong khoảng thời gian nhất định.
Do đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp này thường là bị can, bị cáo:
- Phạm tội ít nghiêm trọng,
- Phạm tội lần đầu,
- Có nơi cư trú rõ ràng,
- Thái độ khai báo thành khẩn
- Và có đủ cơ sở cho rằng họ sẽ không bỏ trốn,
- Không gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 những người sau đây có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp, Hội đồng xét xử.
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
- Đồn trưởng Đồn biên phòng.
Nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 khi bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú thì bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ như:
- Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép.
- Có mặt theo giấy triệu tập trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan,
- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội,
- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; Không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; Không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
Thủ tục áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú
Theo hoản 5 Điều 123 Thủ tục áp dụng năm 2015.
Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.
Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền.
Thời gian áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú
Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. (Theo khoản 4 Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại giai đoạn điều tra do Cơ quan điều tra quyết định nhưng không được quá thời hạn điều tra.
Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại giai đoạn truy tố do Viện kiểm sát quyết định nhưng không được quá thời hạn truy tố.
Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại giai đoạn xét xử do Toà án quyết định nhưng không được quá thời hạn xét xử.
Nếu người bị kết án bị phạt tù thì thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với họ không được quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
Ví dụ:
Giai đoạn xét xử sơ thẩm:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 277 (thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm), khoản 3 Điều 278 (áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế), khoản 1, 3 Điều 329 (bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án) của BLTTHS năm 2015, thời hạn ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú trong giai đoạn xét xử sơ thẩm có thể chia thành các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, từ khi Tòa án thụ lý vụ án đến trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, thời hạn cụ thể là:
- Nếu không phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử thì thời hạn là 30 ngày đối với tội ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội rất nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Nếu phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử thì nối tiếp thêm 15 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng; nối tiếp thêm 30 ngày đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
- Đối với vụ án bị trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn là 25 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ.
Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can bị truy tố về nhiều tội phạm khác nhau (từ tội phạm ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng), thì áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm nặng nhất mà bị can bị truy tố (tính theo thời hạn chuẩn bị xét xử đối với bị can đầu vụ).
Trường hợp thứ hai, đối với bị cáo đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú mà đến ngày mở phiên tòa, thời hạn đã hết, nếu thấy cần tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn này để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử (HĐXX) ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú nối tiếp thời hạn đến khi kết thúc phiên tòa.
Trường hợp thứ ba, khi bị cáo đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn này để bảo đảm thi hành án hoặc hoàn tất thủ tục chuyển hồ sơ đến Tòa án cấp phúc thẩm do bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì HĐXX ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
Giai đoạn xét xử phúc thẩm:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 346 (thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm), đoạn 2, 3 khoản 2 và khoản 3 Điều 347 (áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế) của BLTTHS năm 2015, thời hạn của lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú trong giai đoạn xét xử phúc thẩm có thể được chia thành các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án đến trước ngày mở phiên tòa phúc thẩm, thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú là 60 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu; 90 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Trường hợp lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của cấp sơ thẩm còn thời hạn mà xét thấy cần phải tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn này thì Tòa án cấp phúc thẩm vẫn sử dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Tòa án cấp sơ thẩm. Nếu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Tòa án cấp sơ thẩm hết thời hạn thì Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú mới (thời hạn không quá thời hạn xét xử phúc thẩm).
Trường hợp thứ hai, đối với bị cáo đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú, nếu xét thấy cần tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn này để hoàn thành việc xét xử thì HĐXX ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Trường hợp thứ ba, đối với bị cáo đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú, bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa phúc thẩm cũng hết thời hạn lệnh này thì HĐXX tiếp tục ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp bị cáo bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú trong trường hợp này là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
Nội dung mới về biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú
Quy định về biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có nhiều thay đổi, bổ sung so với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Cụ thể:
Điều kiện áp dụng biện pháp này đối với bị can, bị cáo đã khắt khe hơn so với trước vì ngoài điều kiện bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng thì luật đã bổ sung thêm điều kiện “lý lịch rõ ràng” (khoản 1).
Nội dung cam đoan thực hiện nghĩa vụ của bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn này được xác định rõ hơn và bổ sung đầy đủ hơn như: không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép; có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo có trách nhiệm phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền trong trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan.
Thời hạn áp dụng biện pháp này được quy định tương tự như trong biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi đe doạ giết người có bị đi tù không?
- Giết người vì mâu thuẫn cờ bạc bị xử lý như thế nào?
- Tội giết người khi nào bị kết án tử hình theo quy định của pháp luật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định vấn đề gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ bản quyền tác giả; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook:www.facebook.com/luatsux
Tiktok:https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube:https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
“Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng buộc bị can, bị cáo không được đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt theo giấy triệu tập”.
Như vậy, cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn không phải là một hình phạt.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là:
– Phạm tội ít nghiêm trọng,
– Phạm tội lần đầu,
– Có nơi cư trú rõ ràng,
– Thái độ khai báo thành khẩn
– Và có đủ cơ sở cho rằng họ sẽ không bỏ trốn,
– Không gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội.