Theo quy định của pháp luật, hoạt động vận tải là hoạt động có điều kiện và phải có giấy phép kinh doanh. Để tham gia hoạt động kinh doanh vận tải, các công ty phải xin giấy phép vận tải của Sở Giao thông vận tải sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Luật sư X nhận khá nhiều câu hỏi về việc xin cấp giấy phép vận tải. Vì vậy Luật sư X sẽ chia sẻ về quy trình thủ tục xin cấp giấy phép vận tải và Luật sư X cung cấp Dịch vụ xin giấy phép vận tải trọn gói giá rẻ năm 2022. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé
Căn cứ pháp lý
Kinh doanh vận tải hàng hóa có cần giấy phép không?
Căn cứ vào khoản Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP. về quy định đối với vận tải hàng hoá
“11. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe.
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.”
Như vậy, theo quy định hiện hành tổ chức cá nhân kinh doanh vận tải phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP về việc kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô thì doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng các loại xe ô tô theo quy định của pháp luật.
- Phương tiện phải đảm bảo về số lượng và chất lượng sao cho phù hợp nhất với hình thức kinh doanh.
- Lái xe và lơ xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh. Đặc biệt là họ không đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Người lái xe phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Hoặc đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác phải có trình độ cao đẳng trở lên. Hơn nữa thời gian công tác của người đó tại đơn vị vận tải là ít nhất 3 năm trở lên.
- Đơn vị kinh doanh vân tải phải có nơi đỗ xe phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị kinh doanh bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe để theo dõi, tiếp nhận thông tin từ xa.
- Doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có bộ phận quản lý để theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
Tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải
Để tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh truy cập trực tiếp vào đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ tại website của Cổng thông tin điện tử quốc gia
Bước 2: Tại ô tìm kiếm góc bên trái của trang chủ,người thực hiện của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh sẽ nhập mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp của mình vào thì sẽ nhận được kết quả tìm kiếm, bao gồm:
- Tên doanh nghiệp: tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài, tên doanh nghiệp viết tắt;
- Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh vận tải;
- Mã số doanh nghiệp vận tải;
- Loại hình pháp lý của của doanh nghiệp kinh doanh vận tải;
- Ngày bắt đầu thành lập cơ sở kinh doanh vận tải;
- Tên người đại diện theo pháp luật trên giấy đăng ký kinh doanh vận tải;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp kinh doanh vận tải;
- Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
- Đơn đề nghị lại giấy phép do Bộ GTVT quy định.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chủ của người trực tiếp điều hành.
- Phương án kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định của Bộ GTVT.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe.
- Danh sách các xe kèm theo bản photo công chứng giấy đăng ký xe, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh loại hình vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có thêm những giấy tờ sau: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận theo dõi an toàn giao thông; Hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ; Hợp đồng và bản nghiệm thu việc gắn các thiết bị giám sát hành trình trên toàn bộ xe vận tải.
- Doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải bằng xe taxi thì phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa các xe đã đăng ký với trung trung tâm điều hành.
- DN, HTX kinh doanh vận tải bằng xe container phải có thêm căn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông. Đồng thời DN, HTX phải xuất trình được hợp đồng, bản nghiệm thu lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình.
Đối với hộ kinh doanh
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ GTVT ban hành.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận ĐKKD.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay hợp đồng thuê đất để đỗ xe.
- Danh sách xe cùng các bản photo công chứng Giấy đăng ký.
- Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Thủ tục đăng ký giấy phép được tiến hành theo các bước sau căn cứ vào Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định nội dung và cấp giấy phép kinh doanh.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Mẫu giấy đề nghị cấp phép kinh doanh vận tải
Mời bạn tham khảo và tải xuống Mẫu giấy đề nghị cấp phép kinh doanh vận tải
Xử phạt không có giấy phép kinh doanh vận tải
Căn cứ theo khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định sẽ bị phạt tiền như sau:
– Từ 07 – 10 triệu đồng đồng đối với cá nhân;
– Từ 14 – 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Như vậy, nếu hoạt động kinh doanh vận tải, cá nhân tổ chức thì phải xin giấy phép kinh doanh vận tả theo quy định. Nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
Dịch vụ xin giấy phép vận tải trọn gói giá rẻ năm 2022
Kinh doanh vận tải là một dịch vụ rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tình trạng vận tải không đăng ký, không khai báo với cơ quan chức năng cũng diễn ra phổ biến. Điều này tất nhiên là trái luật. Vì vậy, nếu bạn có ý định thực hiện hoạt động vận tải và bạn cần tư vấn thủ tục để xin giấy phép hoạt động vận tải hãy liên hệ ngay với Luật sư X. Luật sư X là đơn vị uy tín chuyên cung cấp dịch vụ xin cấp phép hồ sơ giấy tiwf trong đó có giấy phép vận tải. Chúng tôi sẽ thực hiện:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải;
- Tư vấn về hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị
- Thay mặt khách hàng chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
- Đại diện ( theo ủy quyền) làm việc với cơ quan nhà nước
- Thay mặt khách hàng nhận kết quả và giao cho khách hàng giấy phép trong thời gian sớm nhất có thể
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Dịch vụ xin giấy phép vận tải trọn gói giá rẻ năm 2022”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc và muốn tìm hiểu về thủ tục xin cấp sổ xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ,…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đơn vị nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.
Theo quy định tại Khoản 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, các hình thức kinh doanh vận tải ô tô phổ biến hiện nay là:
– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định (thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử);
– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;
– Vận tải trung chuyển hành khách.
heo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
– Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:
+ Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
+ Người đại diện theo pháp luật;
+ Các hình thức kinh doanh;
+ Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.