Xin chào luật sư, tôi có dự định mở một nhà máy dệt may. Và trong thủ tục theo như tôi tìm hiểu phải có giấy phép môi trường. Và tôi muốn thực hiện thủ tục này nhanh nhất có thể để kịp tiến trình. Do đó, luật sư cho tôi hỏi về Dịch vụ xin Giấy phép môi trường của Luật sư X. Mong nhận được tư vấn
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
Giấy phép môi trường là gì?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nêu khái niệm về Giấy phép môi trường như sau: Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm: Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.
Các loại giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường gồm :
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT hoặc hệ thống xử lý chất thải;
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước;
- Giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh;
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
- Giấy phép xả khí thải công nghiệp.
Kể từ Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, Giấy phép môi trường đã tích hợp 07 loại giấy tờ, thủ tục trên.
Đối tượng phải có giấy phép môi trường
Đối tượng phải có giấy phép môi trường
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Quy trình cấp giấy phép môi trường
Thủ tục cấp giấy phép môi trường
Tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường như sau:
Bước 1: Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ quan cấp giấy phép môi trường và thực hiện việc nộp phí thẩm định cấp giấy phép môi trường theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.
Bước 4: Cấp giấy phép môi trường
Theo khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
– Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
– Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Hồ sơ xin giấy phép môi trường
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường (Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP);
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường là văn bản cần có trong bộ hồ sơ mà cá nhân, tổ chức trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xin phép cấp giấy phép môi trường.
Mẫu đơn xin giấy phép môi trường
Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường năm 2022 được ban hành theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Mời quý độc giả tham khảo dưới đây:
Phí thẩm định giấy phép môi trường
– Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm I (không tính các dự án hoặc cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại/nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã đi vào hoạt động): 50 triệu đồng/giấy phép.
– Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm II hoặc các dự án hoặc cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh: 45 triệu đồng/giấy phép.
Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
Thẩm quyền cấp GPMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:
a) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Thời hạn cấp giấy phép môi trường
Thời hạn của GPMT được quy định như sau:
- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
- 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
Xin giấy phép môi trường ở đâu?
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể là:
- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận
- Sở Xây dựng
- Sở Giao thông vận tải
- Chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố.
Dịch vụ xin Giấy phép môi trường nhanh chóng năm 2022
Xin GPMT là thủ tục tương đối phức tạp, Để tiết kiệm thời gian và công sức nên lựa chọn một văn phòng Luật sư uy tín để thực hiện thủ tục nhanh chóng hơn. Luật sư X là đơn vị uy tín có kinh nghiệm trong lĩnh vực xin GPMT. Chúng tôi sẽ hoàn tất thủ tục xin giấy phép môi trường của công ty. Tùy theo lĩnh vực của dự án và ngành nghề mà chúng tôi tư vấn soạn thảo hồ sơ, trình cơ quan nhà nước, giám sát và lấy kết quả đánh giá tác động môi trường cho người được cấp phép. Cụ thể các công việc như sau:
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động xin GPMT;
- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin cấp GPMT;
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin cấp GPMT; và theo dõi, cập nhật cho khách hàng về tình trạng hồ sơ;
- Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xin cấp phép môi trường;
- Tư vấn các thủ tục khác như xin gia hạn, hoặc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
- Lấy kết quả và gửi cho khách hàngGPMT; được cấp;
Nếu vẫn chưa hoàn thành thủ tục xin giấy phép hoặc đang gặp các vấn đề khác làm chậm quá trình, vui lòng liên hệ ngay với Luật sư X nhé
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; đăng ký lại giấy khai sinh bị mất; mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Trích lục hồ sơ địa chính; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được miễn đăng ký môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
b) Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương;
c) Đối tượng khác.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung giấy phép môi trường như sau:
– Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
– Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:
+ Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
+ Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
+ Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
+ Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
+ Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại các Điều 15, 29, 30, 31, 35 và 38 của Nghị định này bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan cấp giấy phép để được xem xét, giải quyết trong trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp theo quy định; nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn quy định;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không công khai giấy phép môi trường theo quy định;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực thông tin về chất thải trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định; thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong các nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e và g khoản này;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát công trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc trong trường hợp có vi phạm về hành vi xả nước thải, bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm theo quy định; không thực hiện việc cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định; không thực hiện nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại điểm a, b, c, e và g khoản này;
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường được cấp lại theo quy định;
– Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép môi trường;
– Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.