Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của Việt Nam; nơi hội tụ những dòng người đến nơi đây không chỉ học tập, sinh sống, làm việc mà còn du lịch. Tại đây, nền kinh tế phát triển;nhu cầu thỏa mãn cuộc sống cá nhân cũng rất cao. Theo đó, nhưng cơ sở kinh doanh tại đây cũng thu lời từ những hoạt động vi chơi này. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới hoạt động uống rượu trong các dịp lễ tết tăng cao;; và thu lợi nhuận khổng lồ. Bạn đang muốn kinh doanh bán lẻ rượu ở Tp. Hồ Chí Minh mà chưa biết phải làm gì. Vậy Dịch vụ xin giấy phép bán lẻ rượu ở Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 105/2017/NĐ-CP
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg
- Thông tư 168/2016/TT-BTC
NỘI DUNG TƯ VẤN
Điều kiện xin giấy phép bán lẻ rượu
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.-
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
- Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
- Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Hồ sơ xin cấp giấy phép bản lẻ rượu
– Đơn đề nghị xin giấy phép bán lẻ rượu – theo mẫu Phụ lục 31, Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012;
– Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu) và Giấy chứng nhận mã số thuế;
– Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:
a) Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh rượu;
b) Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
c) Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để đảm bảo khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
d) Bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với địa điểm kinh doanh;
– Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu (trong đó ghi rõ loại sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh);
– Bản sao Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận tiêu chuẩn các loại sản phẩm rượu của thương nhân dự kiến kinh doanh;
– Hồ sơ về kho hàng, bao gồm:
a) Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn của thương nhân hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;
b) Bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với kho hàng.
– Bản sao Phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép; 01 bộ lưu tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Sau khi chuẩn bị đây đủ hỗ sơ cũng như các giấy tờ liên quan đến việc xin cấp giấy phép bán lẻ rượu; chúng ta thực hiện theo trình tự sau:
Trình tự thực hiện xin Giấy phép bán lẻ rượu
Dịch vụ xin giấy phép bán lẻ rượu ở Thành phố Hồ Chí Minh?
Bước 1: Tổ chức, cá nhân xin giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu gửi hồ sơ về Phòng công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
Bước 2: Cán bộ, công chức phòng công thương kiểm tra; và tiếp nhận hồ sơ của Tổ chức, cá nhân vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần .
– Cán bộ, công chức tiến hành thẩm định hồ sơ và các điều kiện cần thiết.
– Trong trường hợp hồ sơ; và các điều kiện đáp ứng yêu cầu cán bộ, công chức viết phiếu tiếp nhận hồ sơ; và hẹn ngày trả kết quả.
– Trường hợp từ chối cấp Giấy phép; Phòng công thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày; kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ phòng công thương có văn bản yêu cầu tổ chức cá nhân bổ sung.
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại phòng công thương vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần và nộp lại giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, nộp phí nhận biên lai thu phí.
Lưu ý: Hồ sơ có thể gửi qua bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan hành chính nhà nước.
Xem thêm: Dịch vụ giấy phép bán rượu tại Hà Nội
Những vấn đề khác liên quan Dịch vụ xin giấy phép bán lẻ rượu ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính về Dịch vụ xin giấy phép bán lẻ rượu ở Thành phố Hồ Chí Minh là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hơp lệ và đầy đủ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng công thương (phòng kinh tế) cấp quận huyện
Phí, lệ phí xin giấy phép:
– Lệ phí thẩm định kinh doanh, kho hàng: Liên hệ.
– Lệ phí cấp mới Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu: Liên hệ.
– Đối với tổ chức, cá nhân tại khu vực khác ngoài địa bàn thành phố, thị xã bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu tương ứng quy định.
Yêu cầu về điều kiện thực hiện:
– Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;
– Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
– Trực thuộc hệ thống phân phối của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu;
– Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu; hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;
– Có bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
– Phù hợp với quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu do Sở Công Thương tỉnh công bố
– Phù hợp với quy định tại Điều 18 Nghị định 94/2012/NĐ-CP
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước; thương nhân phân phối rượu; thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
– Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ; hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.
Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
Có văn bản giới thiệu; hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu; thương nhân phân phối rượu ; hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Điều 14 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ thương nhân phải đáp ứng như sau:
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy; bảo vệ môi trường theo quy định,…