Chào luật sư! Tôi đang cần bản sao giấy khai sinh để làm lại căn cước công dân; tuy nhiên tại UBND chỉ thực hiện cấp trích lục khai sinh và cải chính hộ tịch. Vậy trích lục khai sinh là gì? Trích lục khai sinh và bản sao giấy khai sinh có khác nhau không? Trích lục khai sinh với cải chính hộ tịch có giống nhau không? Hồ sơ trích lục có phức tạp không? Mất bao lâu để xin được trích lục KS? Chi phí để trích lục ks là bao nhiêu? Bên luật sư X có dịch vụ trích lục khai sinh không? Nếu có chúng tôi liên hệ luật sư như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin giới thiệu Dịch vụ trích lục khai sinh nhanh chóng! Mời bạn đọc tham khảo!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Trích lục khai sinh là gì?
Trước tiên ta phải hiểu rằng; giấy khai sinh là một trong những văn bản được cấp cho cá nhân khi làm thủ tục đăng ký khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp (cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã; phường; thị trấn). Nội dung của Giấy khai sinh sẽ bao gồm những thông tin cá nhân cơ bản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Còn trích lục giấy khai sinh cũng là một văn bản do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho cá nhân; nhằm mục đích để chứng minh về sự kiện hộ tịch của cá nhân đó đã thực hiện đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch.
Khi nào cần trích lục khai sinh?
Việc trích lục nhằm mục đích để làm căn cứ chứng minh; tài liệu giải quyết tranh chấp; ly hôn. Hoặc đơn giản là hoàn thiện hồ sơ xin cấp lại Giấy tờ hành chính. Dựa trên kinh nghiệm thực tế khi đại diện thực hiện thủ tục trích lục khai sinh thì trích lục giấy tờ hành chính phục vụ cho việc:
- Kê khai di sản thừa kế;
- Giải quyết tranh chấp thừa kế;
- Khởi kiện, giải quyết vụ án ly hôn;
- Hoàn thiện hồ sơ giấy tờ xin visa;
- Trích lục nhằm phục vụ đăng ký kết hôn, đăng ký cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;
- Trích lục nhằm giữ bản sao khi có nhu cầu sử dụng.
Trích lục khai sinh và bản sao giấy khai sinh có khác nhau không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc; bản sao được chứng thực từ bản chính; chữ ký được chứng thực và hợp đồng; giao dịch được chứng thực.
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Và căn cứ khoản 7 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
“7. “Sổ gốc” là sổ do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật; trong đó có nội dung đầy đủ; chính xác như bản chính mà cơ quan; tổ chức đó đã cấp.”
Như vậy; sổ hộ tịch được xác định là một loại sổ gốc; và bản sao được cấp từ sổ hộ tịch thực chất là bản sao trích lục hộ tịch.
Do đó; trước đây bạn được cấp bản sao giấy khai sinh từ sổ hộ tịch thực chất là bản sao trích lục giấy khai sinh.
Hơn thế nữa; theo quy định hiện hành tại Điều 63 Luật hộ tịch 2014
“Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký
Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký”.
Như vậy; hiện nay thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cấp bản sao giấy khai sinh mà chỉ cấp trích lục giấy khai sinh theo quy định.
Trích lục khai sinh với cải chính hộ tịch có giống nhau không?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Ví dụ trường hợp thay đổi họ, chữ đệm, tên trong bản chính giấy tờ hộ tịch do lỗi của cá nhân khi đi khai; nếu là lỗi của người yêu cầu đăng ký hộ tịch thì sẽ xác định là cải chính hộ tịch.
Như vậy; Trích lục đăng ký cải chính hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện cải chính hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Còn như đã phân tích ở trên; trích lục hộ tịch (trích lục khai sinh) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Chính vì vậy; trích lục khai sinh và trích lại cải chính hộ tịch là hoàn toàn không giống nhau. Bạn cần hiểu rõ để tránh nhầm lẫn; gây mất thời gian trong khi thực hiện các giao dịch; các thủ tục hành chính.
Hồ sơ trích lục khai sinh gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch; cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu; chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh; và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp; còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Vậy hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh;
- Xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh;
- Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục phải có văn bản ủy quyền.
Đến đâu để trích lục bản sao giấy khai sinh?
Các cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục bao gồm:
- Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
- Cơ quan đại diện ngoại giao;
- Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
- Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao.
Như vậy; khi xin bản sao trích lục giấy khai sinh có thể đến một trong các cơ quan đăng ký hộ tịch đã nêu ở trên; tuy nhiên trên thực tế thường đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh để xin trích lục; do cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật đồng bộ trên hệ thống.
Mất bao lâu để xin được trích lục khai sinh?
Trong trường hợp thông thường theo quy định pháp luật; thời gian giải quyết là 3 ngày làm việc. Tuy nhiên với kho dữ liệu hiện nay tại kho dữ liệu quốc gia; thì đăng ký khai sinh càng lâu việc trích lục càng khó khăn vì giai đoạn trước kia lưu trữ hồ sơ dạng giấy và chưa thực sự số hóa.
Mức phí, lệ phí xin trích lục khai sinh
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí; lệ phí khi khai thác; sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch như sau: Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch là: 8.000 đồng/bản sao trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Khai sinh lại cho người đã chết có được không?
- Mẫu đơn xin cấp lại giấy khai sinh bị mất mới nhất năm 2022
Bản sao trích lục khai sinh có công chứng được không?
Bản sao trích lục không phải công chứng vì:
Thứ nhất, bản sao trích lục không thuộc đối tượng phải công chứng:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014; thì đối tượng của công chứng chính là hợp đồng, giao dịch dân sự; các bản dịch giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại nên những bản sao trích lục không thuộc đối tượng phải công chứng.
Thứ hai, giá trị pháp lý của bản sao trích lục có thể sử dụng thay cho bản chính:
Căn cứ vào khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP; có quy định về giá trị pháp lý của bản sao; thì bản sao trích lục có hai dạng là bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính. Giá trị pháp lý của cả hai dạng bản sao này đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch nên bản sao trích lục này không phải thực hiện công chứng.
Như vậy; bản sao trích lục không phải tiến hành công chứng.
Dịch vụ trích lục khai sinh của Luật sư X
- Đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ này trên địa bàn Hà Nội
- Giao nhận hồ sơ tại nhà
- Bàn giao kết quả tại nhà
- Hỗ trợ công chứng giấy tờ tại nhà
- Soạn thảo toàn bộ văn bản cần thiết
Như vậy, khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi thì quý khách “chỉ việc ký” mà thôi!
Tại sao nên đến với Luật sư X
- Luật sư X là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý, khách hàng không cần đi lại; không tốn thời gian chờ đợi, đúng ngày là có kết quả;
- Uy tín khi thực hiện thủ tục, cam kết ra kết quả cho khách hàng;
- Miễn phí tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục trích lục giấy khai sinh;
- Luôn luôn nhiệt tình, hiếu khách, sẵn sàng hỗ trợ toàn diện các vấn đề pháp lý cho khách hàng;
- Giá dịch vụ cạnh tranh, hợp lý;
- Chỉ một lần ký hồ sơ và ngồi chờ kết quả.
Video hướng dẫn thực hiện thủ tục trích lục khai sinh
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Dịch vụ trích lục khai sinh nhanh chóng“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 6 Luật Hộ tịch quy định:
– Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ; con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
– Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch; thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện.
Do đó; nếu không thể đến trực tiếp xin bản sao trích lục khai sinh; bạn có thể ủy quyền cho người khác tiến hành thủ tục này.
Xuất phát từ các nội dung đăng ký khai sinh này, Giấy khai sinh, Trích lục khai sinh sẽ có giá trị dùng để xác định:
1. Họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con của một con người (anh chị, em ruột);
2. Xác định người thừa kế (theo luật; xác định người hưởng thừa kế không phải theo di chúc);
3. Người đại diện; người giám hộ (đương nhiên);
4. Năng lực hành vi dân sự (yếu tố độ tuổi).