Hiện nay, rất nhiều công ty mong muốn mở rộng thị trường kinh doanh, một giải pháp được nhiều công ty lựa chọn đó là hình thức mở thêm địa điểm kinh doanh, và thủ tục bắt buộc khi mở thêm địa điểm kinh doanh là thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh. Rất nhiều bạn thắc mắc thủ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh như thế nào? Do đó Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP
Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh
Nếu công ty có nhu cầu thành lập cơ sở thương mại để kinh doanh nhiều lĩnh vực công ty có thể đại diện công ty ký kết hợp đồng với đối tác, khách hàng, xuất hóa đơn và hoạt động trên địa bàn tỉnh. Nếu khác thành phố với nơi đặt trụ sở chính của công ty thì công ty phải lựa chọn thành lập văn phòng chi nhánh. Chi nhánh được thành lập và hoạt động tương đối độc lập với doanh nghiệp, có quyền sử dụng con dấu riêng, khai và nộp thuế riêng, hạch toán kế toán hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp. Việc vận hành chi nhánh một cách độc lập sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc giao dịch với khách hàng thay vì phải di chuyển xa đến trụ sở công ty
Ưu điểm địa điểm kinh doanh
Thành lập địa điểm kinh doanh có rất nhiều ưu điểm hơn so với chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện. Cụ thể:
- Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.
- Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hằng năm là 1.000.000, VNĐ. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Khai thuế môn bài quy định: “1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”
- Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng hơn.
- Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục rất gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.
Nhược điểm của địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh không có quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân.
Thành lập địa điểm kinh doanh
Khái niệm về địa điểm kinh doanh:
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ.
Như vậy, địa điểm kinh doanh có thể hiểu là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và là nơi mà doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh.
Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Căn cứ khoản 2, 3, 4 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, về địa điểm kinh doanh quy định như sau:
– Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
Như vậy có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh khi có nhu cầu
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị Thông báo bằng văn bản về thành lập địa điểm kinh doanh
Bước 2: Gửi Thông báo. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Tiếp nhận Thông báo. Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Bước 4: Cập nhật thông tin địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 5: Trả kết quả cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
- Mẫu thông báo lập địa điểm kinh doanh: Mẫu thông báo lập địa điểm kinh doanh quy định tại Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;
Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh trọn gói của Luật sư X
Khi có muốn đăng ký địa điểm kinh doanh mà không có nhiều thời gian tự thực hiện, bạn có thể sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh nhanh chóng của Luật sư X. Chỉ cần cung cấp thông tin về địa điểm đăng ký kinh doanh và ký tên vào hồ sơ. Việc hoàn thiện, nộp hồ sơ và nhận kết quả sẽ do Luật sư X thực hiện. Sẽ tiết kiệm được thời gian cho quý khách hàng, Khách hàng sẽ không phải đăng ký, gửi hoặc theo dõi kết quả vì chúng tôi sẽ phụ trách phần công việc đó
Khi khách hàng dụng dịch vụ Luật sư X sẽ:
- Tư vấn đầy đủ về những quy định khi đăng ký địa điểm kinh doanh
- Tư vấn về hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
- Hoàn thiện hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
- Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ, nhận kết quả ở phòng đăng ký kinh doanh
- Tư vấn, giải đáp thắc mắc về thủ tục thuế tại địa điểm kinh doanh sau khi thành lập
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh trọn gói năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư X tại trang web: Lsxlawfirm. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý đừng e ngại mà hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được phục vụ tốt nhất: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Để phục vụ cho mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh, công ty có thể thành lập 1 hoặc nhiều địa điểm kinh doanh cùng tỉnh/thành phố hoặc khác tỉnh/thành phố đều được.
Để đáp ứng yêu cầu về nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, quy định đưa ra đã được chỉnh đổi để phù hợp hơn:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.
Nguyên tắc đặt tên địa điểm kinh doanh quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.